Những nhân tố khác

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)

l.3 .Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lýchi tiêu công

1.3.4. Những nhân tố khác

> Trình độ phát triển kinh tế

Việc quản lý chi tiêu công luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó cịn địi hỏi các chính sách, chế độ định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý, hoạch định các chính sách chi NSNN. Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về việc sử dụng các khoản chi chưa đúng mức có tư tưởng ỷ lại Nhà nước, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi tiêu công.

> Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN

Cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN để họ thấy rõ kiểm sốt chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân liên quan chứ không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành tài chính và KBNN. Các đơn vị cần thấy rõ vai trị của mình trong q trình

quản lý quỹ NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thông báo hạn mức kinh phí cấp phát thanh toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN; nhằm phối hợp tốt nhất với KBNN trong thực hiện sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN.

> Cơng nghệ quản lý chi tiêu công trên địa bàn địa phương

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trị khơng thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi tiêu công ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà cơng nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSNN hiện đại trên địa bàn địa phương.

1.4. Kinh nghiệm và bài học về quản lý chi tiêu công ở một số địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Quản lý chi ngân sách địa phương của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua có nhiều bước tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:

- Cân đối ngân sách đảm bảo kịp thời, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Hệ thống chính sách chế độ của Nhà nước được hoàn thiện, các tiêu chuấn định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản ngân sách, tài sản Nhà nước được sử dụng tiết kiệm và đúng chính sách chế độ.

- Cơng tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán. Cơ chế xin cho cơ bản bước đầu được hạn chế. Trong việc cấp phát và giao dự toán ngân sách, ngành tài chính đã thực hiện chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức sang hình thức phê duyệt dự toán. Các đơn vị được chủ động rút kinh phí tại kho bạc nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị. Thay thế việc cơ quan tài chính kiểm sốt giá trong khâu mua sắm tài sản và đầu tư XDCB bằng việc giao quyền chủ động cho các đơn vị dự toán và các chủ đầu tư lập hội đồng tự quyết định về giá đầu tư, mua sắm hoặc tổ chức đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật, và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

- Làm tốt việc giao dự toán đảm bảo nhanh gọn kịp thời. Trước 31/12 hàng năm dự toán năm sau đã được giao đến đơn vị cơ sở. Nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và được giao ngay từ đầu năm. Tỉnh đã chú trọng cân đối chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, phát triển sự nghiệp y tế theo nghị quyết của Đảng. Tỉnh Thái Nguyên cũng đã quản lý tốt dự phòng ngân sách chủ yếu để phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trường hợp thật đặc biệt, tỉnh cho phép điều chỉnh mục chi trong quá trình thực hiện dự tốn khi có nhu cầu phát sinh, cho phép bổ xung dự tốn. Cách làm này đã giúp giải quyết tốt cơng việc phát sinh đột xuất chưa được giao trong dự toán đầu năm.

- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thấm định về tài chính ngân sách. Kết quả thanh tra, kiểm tra và thấm định về tài chính, ngân sách hàng năm đã giảm chi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng, xử lý và truy thu cho ngân sách hàng tỷ đồng. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiền vốn, tài sản của nhà nước được thực hiện đúng chính sách chế độ. Tỉnh đã xử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm.

- Tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm đến hồn thiện cơng tác quyết toán ngân sách, thực hiện công khai việc giao dự toán và quyết toán ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật.

- Ngoài ra tỉnh còn triển khai sâu rộng, xây dựng thành chương trình hành động về thực hiện luật thực hành tiết kiệm và luật phòng chống tham nhũng trong quản lý chi NSNN.

Tuy nhiên, quản lý chi tiêu công ở tỉnh Thái Nguyên cũng tồn tại một số yếu kém, cụ thể:

- Việc lập dự toán chi ở một số ngành và địa phương trong tỉnh chưa kịp thời, có đơn vị hết q I mới giao dự tốn. Van cịn đơn vị xây dựng dự tốn khơng sát, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách.

- Chi ngân sách nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, chưa tập trung, hiệu quả một số dự án còn thấp, vai trị là cơng cụ điều tiết nền kinh tế - xã hội của NSNN còn hạn chế.

- Hệ thống chế độ chính sách, các tiêu chuấn định mức về sử dụng tài chính ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện chế độ, tiêu chuấn, định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp ở một số đơn vị dự tốn chưa nghiêm. Tình trạng thất thốt ngân sách nhất là trong lĩnh vực đầu tư XDCB, mua sắm trang bị tài sản đắt tiền vẫn đang là vấn đề bức xúc của địa phương.

- Việc sử dụng ngân sách có lúc có nơi chưa đúng quy định của pháp luật. Ví dụ: sử dụng dự phòng ngân sách vào công việc chưa cấp bách (mua sắm xe công, xây dựng trụ sở, tổ chức hội họp...), sử dụng ngân sách không đúng nhiệm vụ chi (cho doanh nghiệp vay, cấp phát kinh phí cho một số đơn vị trung ương không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương...).

- Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn cịn hạn chế, tình trạng thất thốt, tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để.

1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Phúc Thọ - Hà Nội

Huyện Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: Sông Hồng và Sông Đáy. Vốn là ngã ba sông phân lưu nước sông Hồng vào sơng Đáy. Diện tích tự nhiên của huyện PhúcThọ là 117.3km2 và có 1 thị trấn và 22 thị xã.

Tại đây việc chi NSNN chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và đáp ứng các khoản chi thường xuyên trên các lĩnh vực. Các khoản chi luôn phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện. Chi đầu tư XDCB đã bám sát yêu cầu phục vụ việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của huyện, chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, đó là: cơng nghiệp chế biến thực phàm, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dung. Trong thực hiện chi đầu tư XDCB còn tập trung thực hiện các chương trình: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng công cộng.

Huyện đã bố trí tươnng đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, khoa học công nghệ, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm, phù hợp với khả năng ngân sách của huyện.

Trong quản lý chi thường xuyên, ở tất cả các khâu lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách đều được thực hiện với nhiều chuyển biến tích cực. Kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích. Cơng tác quản lý chi NSNN đã thực hiện nghiêm túc cơ chế tự chủ tài chính và khốn kinh phí hành chính.

Tuy nhiên, cơng tác quản lý chi NSNN vẫn còn 1 số tồn tại cần khắc phục, như việc bố trí vốn đầu tư cịn dàn trải, phân tán; chất lượng một số cơng trình chưa cao; tốc độ triển khai các dự án còn chậm; cơng tác lập báo cáo quyết tốn vốn đầu tư còn chưa kịp thời... Trong quản lý chi thường xuyên: Công tác phân bổ dự tốn có lúc, có nơi cịn chậm về mặt thời gian, vẫn cịn tình trạng lãng phí cho chi thường xuyên.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải cách ngân sách của một số quốc gia và tỉnh, thành phố trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực cho tỉnh Bắc Ninh:

> Cần có sự nơ lực kiểm sốt các khoản chi tiêu cơng

- Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy mô bộ máy chính quyền.

- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự quyết caohơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự. Trong thời gian tới cần mở rộng hơn việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước.

- Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ và đưa các dịch vụ đến gần với người sử dụng hơn. Tức là người dân cần được thơng báo về cơng việc của chính quyền, chính quyền cũng cần phải có sự hợp

tác với công dân để hoàn thành nhiệm vụ của mình, cung cấp các dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của người dân hay tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp cận trực tiếp với chính quyền. Chính quyền cũng cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức hay thực hiện đơn giản hố gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân, nhất là đối với giới doanh nghiệp.

- Tăng cường hơn nữa việc trao thêm trách nhiệm cả về tài chính lẫn chính trị, mang lại cho nhà quản lý sự tự do và linh hoạt hơn. Thực hiện việc đánh giá kết quả công việc mà địa phương thực hiện căn cứ vào hiệu quả và hiệu năng mà cơng việc mang lại, từ đó địi hỏi chính quyền phải có định hướng làm việc có hiệu quả hơn.

- Phân cấp mạnh hơn việc cung cấp các dịch vụ cơng cho chính quyền cơ sở gắn với việc chuyển giao nguồn lực tài chính cho họ để làm cho việc cung cấp các dịch vụ sát với yêu cầu của người dân, hạn chế được sự lãng phí nguồn lực.

> Cải cách quản lý chi tiêu cơng

- Hình thành một khung chính sách kinh tế nhiều năm, khung kinh tế trung hạn hay kế hoạch phát triển nhiều năm.

- Cần phải có sự cam kết về chính trị và sự ủng hộ của các lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định liên quan đến cải cách chính sách chi tiêu công theo kết quả đầu ra. Nếu khơng có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo cấp cao thì hệ thống quản lý theo kết quả đầu ra không được thể chế hoá và phổ biến áp dụng trong thực tiễn.

- Khởi đầu cho cải cách là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị điển hình, sau đó rút ra những kinh nghiệm thành công và kiểm tra những cách tiếp cận khác nhau trước khi thể chế hoá và phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.

- Cần tạo ra cơ chế hỗ trợ đa dạng cho tiến trình cải cách ngân sách. Để hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách và thủ tục mới của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, trước hết những nỗ lực thuộc về bên trong của tổ chức là các cơ quan, đơn vị công quyền phải tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Các cơ quan, đơn vị công quyền công quyền cần tạo lập bộ

phận hỗ trợ khác nhau để đấy mạnh tiến trình triển khai hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong đơn vị một cách thông suốt.

> Kiểm tra, giám sát, đánh giá q trình quản lý chi tiêu cơng

- Cần kiểm tra toàn bộ công việc thực hiện cùng với những đánh giá khác nhau để đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định một cách hợp lý. Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện - cả hai được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Dữ liệu kiểm tra quá trình thực hiện sẽ cung cấp cho người quản lý những vấn đề còn hạn chế, và nếu khơng có phân tích thêm thì có lẽ khơng thể đưa ra những giải pháp để khắc phục.Kinh nghiệm cho thấy chỉ một mình dữ liệu kiểm tra thực hiện thường không cung cấp đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định khơn ngoan. Đánh giá với mục đích là kiểm tra tại sao thực hiện tốt hay xấu bằng việc phân tích những mối quan hệ nhân quả và đưa ra các kiến nghị hành động là những bổ sung rất hữu ích, làm đơn giản hố sự biểu thị các dữ liệu kiểm tra.

- Cần đảm bảo việc sử dụng thông tin thực hiện, khơng chỉ cho mục đích báo cáo, mà cịn cho mục đích học tập quản lý và đưa ra các quyết định. Những nhà quản lý cần nhận thấy những hữu ích này trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.

- Tránh lạm dụng hệ thống đo lường thực hiện trong đánh giá kết quả. Sử dụng hệ thống đo lường thực hiện không hợp lý, có thể gây ra những hành vi tiêu cực của người quản lý như: báo cáo không trung thực, hoặc tập trung vào những hoạt động dễ đo lường hơn là những hoạt động có tính chất quan trọng. Hơn nữa, nếu như sự phân phối nguồn lực quá phụ thuộc vào các dữ liệu thực hiện, có thể tạo ra động cơ báo cáo thiên vị hoặc sai lệch bởi vì người quản lý cố gắng trình bày công việc thực hiện một cách tốt nhất.

- Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Người quản lý phải chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra, đi đơi với đó là họ được trao quyền tự chủ trong việc ra quyết

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)