Định hướng chitiêu công

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 110 - 115)

l.3 .Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lýchi tiêu công

3.1.2.Định hướng chitiêu công

3.1. l.Mục tiêu quản lýchi tiêu công

3.1.2.Định hướng chitiêu công

y Đối với NSNN nói chung

Định hướng phát triển tài chính đến 2010 theo Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch, được quản lý và kiểm toán chặt chẽ; đồng thời, cũng xác định rõ các mục tiêu cụ thể như hình thành đồng bộ các thị trường; kiểm soát bội chi (không quá 5%GDP); kiểm sốt nợ Chính phủ, nợ nước ngồi khơng q 50% GDP; giảm tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh tốn,...

Do đó đổi mới quản lý NSNN nói chung và đổi mới quản lý chi NSNN nói riêng phải đảm bảo các định hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, NSNN phải động viên hợp lý ở mức cao nhất các nguồn lực của

nền kinh tế-xã hội và các nguồn lực ở bên ngoài để phục vụ các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa động viên tạo ra nguồn lực mạnh để Nhà nước có điều kiện thực hiện những nhiệm vụ chiến lược với việc đảm bảo tích tụ vốn trong doanh nghiệp, dân cư để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo tích lũy ngày một lớn cho đất nước. Thực hiện chủ chương vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng, trong những năm tới phải mở rộng quy mô và tốc độ huy động các nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngồi, các tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, thực hiện chi NSNN phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm trong sản xuất-

kinh doanh, cần kiệm trong tiêu dùng, ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo tốc độ tăng chi đầu tư phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Thu trong nước không những phải đảm bảo chi thường xuyên và trả nợ mà còn phải dành một phần chi cho đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển của NSNN cơ bản cho hạ tầng kinh tế-xã hội, giành phần thích đáng cho lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa

học công nghệ, văn hóa, các chương trình mục tiêu quốc gia... Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với chiến lược con người, giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh và quản lý Nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước.

Thứ ba, NSNN ổn định là một chỉ tiêu vĩ mô quan trọng đảm bảo ổn định

kinh tế-xã hội, do vậy NSNN phải được thực hiện cân đối vững chắc, tích cực. Phải đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và khả năng, cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tích tụ và tập trung, giữa vốn trong nước và vốn nước ngồi. NSNN phải có dự trữ, dự phòng để từng bước tạo thế chủ động cho NSNN trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, NSNN phải từng bước xóa bỏ những bao cấp còn lại, chuyển sang

hình thức tài trợ cho một số lĩnh vực, khu vực cần thiết. Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa NSTW và NSĐP theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ngân sách Trung ương phải đủ mạnh để thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của cả nước.

Để đảm bảo các phương hướng trên phải đổi mới và tăng cường công tác quản lý NSNN và chi NSNN theo các nội dung chủ yếu sau:

- Về động viên của NSNN: mục tiêu động viên NSNN hàng năm phải đạt mức 22 -> 23% GDP trong đó động viên từ thuế và phí là 20 -> 22% GDP. Do đó việc đổi mới hệ thống các chính sách, chế độ về động viên NSNN là đòi hỏi bức bách của nền kinh tế. Chính sách động viên vốn phải bao gồm các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu ngoài thuế. Đồng thời phải quản lý chặt chẽ, tập trung các nguồn thu của nhà nước từ tài sản, đất đai, nhà ở, thu qua chính sách giá, thu hồi vốn vào NSNN.

Tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài: đầu tư nước ngoài đem đến nguồn vốn quý giá để tăng trưởng, giúp nhanh chóng đổi mới cơng nghệ sản xuất tạo công ăn việc làm, tạo môi trường cạnh tranh thúc đấy doanh nghiệp trong nước hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện nâng cao trình độ quản lý và tác phong công nghiệp cho người lao động.

Giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng thông qua hoạt động của NSNN.Thực hiện phương châm cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng,

dồn vốn cho đầu tư phát triển.NSNN thực hiện ưu tiên số một cho đầu tư phát triển, đảm bảo tốc độ tăng chi hàng năm cho đầu tư phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên.

- về chính sách đầu tư phát triển của NSNN: để đảm bảo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc, hàng năm NSNN phải chi đầu tư phát triển đạt mức bình quân khoảng 8% GDP; Trước hết ngân sách cần tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Các khoản thu từ cơ sở hạ tầng được đầu tư trở lại duy tu bảo dưỡng và phát triển cơ sở hạ tầng.

Nguồn vốn tập trung của Nhà nước qua ngân sách phải được bố trí có trọng tâm, trọng điểm, quản lý chặt chẽ, phù hợp với khả năng về nguồn vốn, đảm bảo sử dụng có hiệu quả.Nhất thiết phải xây dựng các chương trình, dự án, thực hiện nghiêm túc các thủ tục đã quy định. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu như kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...

Để đảm bảo ổn định kinh tế xã hội, cần phải chú trọng đến bổ sung quỹ dự phịng hàng năm.

- Chính sách chi thường xuyên của NSNN: chi NSNN trước hết phải ưu tiên đầu tư thực hiện chiến lược phát triển con người (giáo dục, y tế, xã hội.), thực hiện các chính sách xã hội. Đồng thời với đầu tư từ NSNN, cần thực hiện chính sách huy động các nguồn lực từ dân, từ xã hội, các tổ chức kinh tế góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, thực hiện tốt chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

> Đối với NSNN của Bắc Ninh

Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tỉnh Bắc Ninh đã xác định hướng đi cho mình và đặt ra các nhiệm vụ tương đối cao. Trong đó, quản lý chi tiêu công của tỉnh cần phải đảm bảo các định hướng cơ bản sau:

Một là, quản lý chi tiêu công ở địa phương phải đảm bảo kinh phí kịp thời

cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Để thúc đấy kinh tế tỉnh tăng trưởng và phát triển bền vững, trong khi chưa có những thay đổi mạnh ở các thành phần kinh tế khác, tất yếu phải tăng chi đầu tư công. Một mặt, tăng chi đầu tư công trực tiếp làm

tăng tổng cầu trong nền kinh tế.Mặt khác, tăng chi sẽ tác động, lôi kéo các thành phần kinh tế khác mở rộng SXKD. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tăng chi NSNN trước khi tăng trưởng cao tạo ra các nguồn thu mới? Liệu có cách nào đó để tăng nguồn? Hay đổi mới phương thức can thiệp của tỉnh hay nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách? Hay vay nợ?.... Vì việc tăng nguồn trong ngắn và trung hạn rất hạn chế, nên yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với quản lý chi tiêu công của tỉnh là phải kế hoạch hóa được nhu cầu chi trên cơ sở đảm bảo các cân đối vững chắc về thu - chi, về vay nợ thì mới đảm bảo thúc đấy kinh tế - xã hội phát triển được.

Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên quản

lý chi tiêu cơng của tỉnh phải bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương. Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, do phân bổ NSĐP phân tán, dàn trải, nhiều cơng trình, dự án khơng được phân đủ vốn theo tiến độ, hiệu quả sử dụng ngân sách hạn chế, việc phân bổ ngân sách giai đoạn tới cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề ưu tiên hóa.

Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của quản lý

chi tiêu công là phải lựa chọn các phương thức sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.

Bốn là, quản lý chi tiêu công cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí

với kết quả cung cấp dịch vụ công. Gắn kết kinh phí với kết quả càng chặt chẽ thì áp lực sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả càng cao. Việc đánh giá, giám sát của người đóng thuế/người thụ hưởng cũng cụ thể hơn, rõ ràng hơn.

Năm là, quản lý chi tiêu công cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của

địa phương. Trong khi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn tới, quản lý chi tiêu công đồng thời phải tính đến mục đích phát triển bền vững lâu dài trên địa bàn, ưu tiên cho chi đầu tư phát triển ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, thúc đấy phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trên địa bàn. Nâng cao mức sống của nhân dân các vùng này, thúc đấy tăng trưởng, giảm dần sự chênh lệch so với các vùng đô thị, tạo môi trường sống của con người gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Vấn đề không kém phần quan trọng là phải chủ

động, linh hoạt trước các biến động của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa và kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội.

> Nâng cao chất lượng dự tốn chi tiêu cơng

Cơng tác nâng cao chất lượng dự tốn chi tiêu cơng cần chú trọng vào một số vấn đề chính như:

- Cần xác định rõ yêu cầu, quy trình, lịch trong trình lập, xét duyệt và phân bổ NSNN để yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chấp hành. Dự tốn chi NSNN chính là căn cứ Pháp lý để các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi NSNN và cũng chính là căn cứ để KBNN thực hiện chức năng quản lý chi NSNN. Để quá trình quản lý chi tiêu công được thuận lợi thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán NSNN đến từng cơ quan, đơn vị phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời và công khai. Yêu cầu có tính ngun tắc và bắt buộc hiện nay là các cơ quan, đơn vị phải có dự tốn chi NSNN thì mới được KBNN cấp phát kinh phí.

- Dự toán chi NSNN cần phải được xây dựng từ cơ sở, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và khối lượng hàng hoá, dịch vụ được cung cấp, bảo đảm sẽ phản ánh một cách tồn diện các khoản chi để khơng có hiện tượng bị sai sót, trùng lặp. Dự toán chi cần được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của các khoản chi; từng bước mở rộng mục chi, đòi hỏi phải chi tiết; đồng thời, thu hẹp các mục chi thuộc diện giao khoán; tiến tới mọi khoản chi NSNN đều phải được xác định một cách chi tiết, khoa học, sát với thực tế cuộc sống.

- Cần nhanh chóng hoàn thiện và ban hành một chế độ, tiêu chuấn, định mức chi NSNN. Đây là căn cứ hết sức quan trọng để xây dựng, phân bổ và quản lý chi NSNN. Đồng thời đây cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống các tiêu chuấn, định mức chi NSNN cho từng công việc, từng đối tượng vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và thống nhất. Đây là một cơng việc hết sức khó khăn và phức tạp, xuất phát từ tính đa dạng của các công việc có liên quan đến chi NSNN. Trong tương lai gần, cần sớm quy định và thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của những lĩnh vực thiết yếu mang tính phổ biến như xây dựng, sửa chữa trụ sở, mua sắm thiết bị, phương tiện làm việc, chi phí điện thoại,

hội nghị, tiếp khách, liên hoan, tổng kết... Đối với những khoản chi chưa định rõ tiêu chuấn, định mức, nên áp dụng phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra.

> Hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn của KBNN

Sự phát triển công nghệ thanh toán của nền kinh tế, trong đó có cơng nghệ thanh toán của hệ thống KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành, quản lý chi tiêu công mà cụ thể là kiểm sốt chi NSNN nói riêng. Hiện nay khối lượng tiền mặt chu chuyển thanh toán quá lớn, gây nhiều lãng phí và là mầm mống của tiêu cực, cần kiên quyết chấn chỉnh là sử dụng triệt để chế độ thanh tốn khơng dùng tiền mặt và KBNN cần giám sát việc thực hiện chế độ này theo đúng quy định, phạm vi, nguyên tắc, định mức mà Nhà nước đã giao. Điều này không những đem lại hiệu quả giảm bớt chi phí lưu thơng tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, quản lý các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN. Mặt khác, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu, hướng dẫn và khuyến khích các đơn vị nộp thuế và các khoản thu khác vào NSNN bằng việc chuyển khoản, thực hiện nghiêm chế độ định mức tồn quỹ tiền mặt cho các đơn vị KBNN và các đơn vị khác trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 110 - 115)