Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 48 - 53)

l.3 .Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lýchi tiêu công

1.4. Kinh nghiệm và bài học về quản lýchi tiêu côngở một số địa phương

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải cách ngân sách của một số quốc gia và tỉnh, thành phố trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực cho tỉnh Bắc Ninh:

> Cần có sự nơ lực kiểm sốt các khoản chi tiêu cơng

- Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy mơ bộ máy chính quyền.

- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự quyết caohơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự. Trong thời gian tới cần mở rộng hơn việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước.

- Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ và đưa các dịch vụ đến gần với người sử dụng hơn. Tức là người dân cần được thơng báo về cơng việc của chính quyền, chính quyền cũng cần phải có sự hợp

tác với công dân để hoàn thành nhiệm vụ của mình, cung cấp các dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của người dân hay tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp cận trực tiếp với chính quyền. Chính quyền cũng cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức hay thực hiện đơn giản hố gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân, nhất là đối với giới doanh nghiệp.

- Tăng cường hơn nữa việc trao thêm trách nhiệm cả về tài chính lẫn chính trị, mang lại cho nhà quản lý sự tự do và linh hoạt hơn. Thực hiện việc đánh giá kết quả công việc mà địa phương thực hiện căn cứ vào hiệu quả và hiệu năng mà công việc mang lại, từ đó địi hỏi chính quyền phải có định hướng làm việc có hiệu quả hơn.

- Phân cấp mạnh hơn việc cung cấp các dịch vụ cơng cho chính quyền cơ sở gắn với việc chuyển giao nguồn lực tài chính cho họ để làm cho việc cung cấp các dịch vụ sát với yêu cầu của người dân, hạn chế được sự lãng phí nguồn lực.

> Cải cách quản lý chi tiêu cơng

- Hình thành một khung chính sách kinh tế nhiều năm, khung kinh tế trung hạn hay kế hoạch phát triển nhiều năm.

- Cần phải có sự cam kết về chính trị và sự ủng hộ của các lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định liên quan đến cải cách chính sách chi tiêu cơng theo kết quả đầu ra. Nếu khơng có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo cấp cao thì hệ thống quản lý theo kết quả đầu ra không được thể chế hoá và phổ biến áp dụng trong thực tiễn.

- Khởi đầu cho cải cách là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị điển hình, sau đó rút ra những kinh nghiệm thành công và kiểm tra những cách tiếp cận khác nhau trước khi thể chế hoá và phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.

- Cần tạo ra cơ chế hỗ trợ đa dạng cho tiến trình cải cách ngân sách. Để hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách và thủ tục mới của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, trước hết những nỗ lực thuộc về bên trong của tổ chức là các cơ quan, đơn vị công quyền phải tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Các cơ quan, đơn vị công quyền công quyền cần tạo lập bộ

phận hỗ trợ khác nhau để đấy mạnh tiến trình triển khai hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong đơn vị một cách thông suốt.

> Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình quản lý chi tiêu cơng

- Cần kiểm tra toàn bộ công việc thực hiện cùng với những đánh giá khác nhau để đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định một cách hợp lý. Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện - cả hai được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Dữ liệu kiểm tra quá trình thực hiện sẽ cung cấp cho người quản lý những vấn đề còn hạn chế, và nếu khơng có phân tích thêm thì có lẽ không thể đưa ra những giải pháp để khắc phục.Kinh nghiệm cho thấy chỉ một mình dữ liệu kiểm tra thực hiện thường không cung cấp đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định khôn ngoan. Đánh giá với mục đích là kiểm tra tại sao thực hiện tốt hay xấu bằng việc phân tích những mối quan hệ nhân quả và đưa ra các kiến nghị hành động là những bổ sung rất hữu ích, làm đơn giản hố sự biểu thị các dữ liệu kiểm tra.

- Cần đảm bảo việc sử dụng thơng tin thực hiện, khơng chỉ cho mục đích báo cáo, mà còn cho mục đích học tập quản lý và đưa ra các quyết định. Những nhà quản lý cần nhận thấy những hữu ích này trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.

- Tránh lạm dụng hệ thống đo lường thực hiện trong đánh giá kết quả. Sử dụng hệ thống đo lường thực hiện không hợp lý, có thể gây ra những hành vi tiêu cực của người quản lý như: báo cáo không trung thực, hoặc tập trung vào những hoạt động dễ đo lường hơn là những hoạt động có tính chất quan trọng. Hơn nữa, nếu như sự phân phối nguồn lực quá phụ thuộc vào các dữ liệu thực hiện, có thể tạo ra động cơ báo cáo thiên vị hoặc sai lệch bởi vì người quản lý cố gắng trình bày cơng việc thực hiện một cách tốt nhất.

- Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Người quản lý phải chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra, đi đôi với đó là họ được trao quyền tự chủ trong việc ra quyết định thay đổi phân bổ nguồn lực từ những hoạt động kém hiệu quả sang những hoạt động có hiệu quả cao hơn. Khơng có quyền tự chủ, người quản lý khơng thể

đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện kết quả và sự thực hiện sẽ trở nên hoài nghi, mơ hồ.

- Cần tạo điều kiện cho công chúng, những nhà tài trợ, những người thụ hưởng... tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách theo đầu ra như: xây dựng kế hoạch chiến lược, phát triển hệ thống đo lường công việc thực hiện và tiến trình và ra quyết định theo kết quả đầu ra. Cách tiếp cận tham gia như vậy sẽ tạo ra nhiều động lực tiềm năng làm gia tăng tính hiệu quả của sự phát triển và thiết lập cam kết của nhiều chủ thể trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

- Minh bạch ngân sách: đây là ngun tắc địi hỏi các cơ quan Chính phủ giải trình trước người dân về việc sử dụng các nguồn thu của Chính phủ cũng như giải trình về quản lý ngân sách tổng thể. Minh bạch ngân sách cũng là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà tài trợ là những người muốn có đầy đủ thông tin để đánh giá hiệu quả và tác động của các khoản đã tài trợ. Ngoài ra, đối với các cơ quan và bộ ngành Chính phủ, điều này cũng tạo điều kiện quản lý ngân sách hiệu quả hơn.

- Khuôn khổ chi tiêu trụng hạn có phạm vi rộng hơn, bao gồm một đánh giá đầy đủ về khả năng thu và chi của Chính phủ, cả chi đầu tư và chi thường xuyên cho cả thời kỳ trung hạn được thể hiện trong một kế hoạch tài chính trung hạn. Nhận thức được tính hữu ích và tầm quan trọng của khn khổ chi tiêu trung hạn trong quản lý chi NSNN, hiện nay chính phủ đang cho xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn một số ngành như giáo dục, y tế và thể chế hoá đối với với các lĩnh vực khác.

> Thực hiện các cơ chế quản lý chi tiêu công theo hướng kết quả đầu ra

- Thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đồng thời với khoán biên chế đối với cơ quan hành chính.

- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp

- Xã hội hố là biện pháp tích cực trong việc tăng cường huy động nguồn thu trong nước để bổ sung cho nguồn thu hạn hẹp của Chính phủ. Xã hội hố cịn có tác dụng thu hút sự tham gia của người dân vào quản lý chi NSNN, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các quyết định về chi NSNN cũng như có động cơ tiết kiệm chi phí, giữ gìn bảo quản tài sản chung và các cơ sở hạ tầng có đóng góp của chính mình. Với việc áp dụng nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và ban hành

các chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động giáo dục y tế, văn hoá, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng thơng qua lệ phí người sử dụng và chương trình xã hội hoá, nhà nước đã tăng cường huy động đóng góp của người dân và của khu vực ngoài quốc doanh vào các khu vực này.

Tóm lại, NSNN nói chung, chi tiêu cơng nói riêng là công cụ vật chất quan

trọng để Nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong điều tiết, phát triển kinh tế - xã hội. Trong phạm vi địa phương, NSĐP tồn tại như một tất yếu khách quan, là công cụ tài chính của các cấp chính quyền tương ứng và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền đã được phân cơng quản lý.

Với những cơ sở lý luận cơ bản mang tính khoa học đã trình bày ở Chương I, sẽ giúp hiểu sâu hơn về chi tiêu công, những khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi tiêu công, những nhân tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả quản lý chi tiêu công, để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý chi NSNN của KBNN thành phố Bắc Ninh, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN được trình bày ở các chương sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG TẠI KBNN THÀNH PHỐ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2012 -2016

Một phần của tài liệu 1337 quản lý chi tiêu công tại kho bạc thành phố bắc ninh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 48 - 53)