Nhìn chung, hiện nay các NHTM trên thế giới đang sử dụng ba phương pháp cơ bản nhằm đảm bảo, xử lý cho các RRHĐ khi có phát sinh, bao gồm:
(i) Duy trì vốn tự có đảm bảo cho RRHĐ; (ii) Mua bảo hiểm;
(iii) Quỹ dự phòng RRHĐ.
Trong đó mỗi biện nhằm đảm bảo cho một nhóm rủi ro khác nhau (quỹ dự phòng RRHĐ để đảm bảo cho các tổn thất trong dự kiến trong khi vốn yêu cầu theo quy định dùng để đảm bảo cho các tổn thất ngoài dự kiến, còn bảo hiểm có thể dùng
24
1.2.5.1 Vốn yêu cầu tối thiểu
Theo Ủy ban Basel[14], các NHTM cần tính toán và duy trì một mức vốn yêu cầu phù hợp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, sử dụng để bù đắp đối với những khoản tổn thất ngoài dự kiến từ các sự kiện RRHĐ. Theo thứ tự tăng dần về mức độ phức tạp và sự nhạy cảm với rủi ro, Ủy ban Basel đưa ra 03 phương pháp tính toán tỷ lệ vốn yêu cầu như sau: (i) Phương pháp Chỉ số cơ bản; (ii) Phương pháp chuẩn hoá; và (iii) Phương pháp đo lường tiên tiến.
Cùng với quá trình phát triển dần độ phức tạp của các hệ thống và quy tắc đo lường rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng, các ngân hàng được khuyến khích chuyển lên áp dụng các phương pháp đo lường phức tạp hơn trong các phương pháp nêu trên.
Các NHTM muốn áp dụng Phương pháp chuẩn hoá và Phương pháp đo lường tiên tiến cần đáp ứng một số điều kiện nhất định được quy định trong Basel II.
Nội dung cơ bản của 03 phương pháp tính toán vốn nêu trên như sau: (i) Phương pháp chỉ số cơ bản
Các NHTM sử dụng Phương pháp chỉ số cơ bản phải duy trì vốn tự có đảm bảo cho RRHĐ tương ứng bằng một tỷ lệ cố định nào đó (ký hiệu là al-pha) của lợi nhuận gộp hàng năm bình quân, trong thời gian 3 năm. Phần vốn này được tính theo công thức sau:
KBIA = GI x α Trong đó:
KBIA = Yêu cầu về vốn trong phương pháp chỉ số cơ bản
GI = Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân trong thời gian ba năm trước đó. α = 15%. Tỷ lệ này do Uỷ ban Basel đặt ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng vốn yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của toàn ngành.
Theo tác giả, việc tính toán theo phương pháp BIA rất đơn giản, nhưng lại không thật nhạy cảm với mức độ RRHĐ và thường cho ra kết quả cao về yêu cầu vốn đối phó với RRHĐ. Phương pháp BIA cũng không phù hợp với các NHTM có các hoạt động kinh doanh quốc tế hoặc các hoạt động kinh doanh phức tạp, nơi mà mức độ RRHĐ cần được đánh giá chính xác hơn. Trong các trường hợp này, NHTM nên lựa chọn các phương pháp phức tạp và tiên tiến hơn. Phương pháp chỉ
số cơ bản phù hợp với các NHTM nhỏ, hoạt động nội địa, với một danh mục kinh doanh đơn giản và hạn chế.
(ii) Phương pháp chuẩn hóa
Trong Phương pháp chuẩn hoá, các hoạt động của NHTM được chia thành 8 mảng dịch vụ, bao gồm: tài chính doanh nghiệp, thương mại & bán hàng, ngân hàng bán lẻ, NHTM, thanh toán, dịch vụ đại lý, quản lý tài sản, và môi giới bán lẻ. Trong mỗi mảng dịch vụ, lợi nhuận gộp là một chỉ số phản ánh quy mô hoạt động của mảng
dịch vụ đó, do vậy, cũng phản ánh mức độ RRHĐ của mỗi mảng dịch vụ. Yêu cầu về
vốn cho mỗi mảng dịch vụ được tính bằng việc nhân lợi nhuận gộp với một hệ số (hệ
số beta cho trước) áp dụng cho mảng dịch vụ đó. Hệ số beta phản ánh tương quan trong
phạm vi toàn ngành giữa các tổn thất từ rủi ro tác nghiệp ghi nhận trong thực tế với quy mô lợi nhuận gộp của ngành ấy với mỗi một loại hình dịch vụ.
Tổng số yêu cầu về vốn được tính bằng cách cộng các yêu cầu về vốn của mỗi mảng dịch vụ với nhau. Tổng yêu cầu về vốn được biểu diễn bằng công thức sau:
KTSA = Σ (GI1-8 x β1-8) Trong đó:
KTSA = yêu cầu về vốn theo phương pháp chuẩn hoá
GI1-8 = Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân của ba năm gần nhất, được xác định như trong Phương pháp chỉ số cơ bản nêu trên, cho mỗi một trong 8 mảng nghiệp vụ.
β1-8 = là một tỷ lệ phần trăm cố định, do Uỷ ban Basel quy định, phản ánh mối
quan hệ giữa lượng vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi một mảng nghiệp vụ. Theo ý kiến tác giả, phương pháp chuẩn hóa nhạy cảm với rủi ro hơn và phù hợp hơn với các NHTM có một danh mục hoạt động đa dạng nhờ khả năng phản ánh các cấu trúc RRHĐ khác nhau xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động kinh danh NHTM. Tuy nhiên, phương pháp tiêu chuẩn hóa vẫn có những hạn chế như:
- Không liên hệ trực tiếp với các tổn thất RRHĐ của toàn ngân hàng ( dữ liệu tổn thất thực tế không sử dụng đến).
- Mặc dù phản ánh cấu trúc RRHĐ của toàn ngân hàng, xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động, nhưng không phản ánh được cấu trúc RRHĐ trong từng lĩnh vực
26
hoạt động đó, không phản ánh được cấu trúc RRHĐ của từng loại sự kiện ( như tần suất sự kiện đó cao hay thấp, mức độ ảnh hưởng như thế nào).
(iii) Phương pháp đo lường tiên tiến
Trong phương pháp đo lường tiên tiến, yêu cầu về vốn pháp định sẽ bằng độ lớn của rủi ro theo kết quả đo lường của hệ thống đo lường RRHĐ của NHTM, với điều kiện hệ thống đó đạt được các tiêu chuẩn định tính và định lượng đối với phương pháp đo lường tiên tiến như trong quy định tại Basel II. Các NHTM chỉ được áp dụng phương pháp đo lường tiên tiến sau khi được Cơ quan quản lý NHTM cho phép.
1.2.5.2 Mua bảo hiểm cho các RRHĐ, tài sản của NHTM
Theo Base II, mua bảo hiểm cho các loại RRHĐ cụ thể hoặc các tài sản vật chất cụ thể của NHTM được coi là một trong các biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu bớt tổn thất do các sự kiện rủi ro gây ra. Cụ thể, bằng việc mua bảo hiểm, các NHTM có thể chia sẻ bớt một phần rủi ro sang các công ty bảo hiểm, bởi lẽ khi có rủi ro xảy ra, các công ty bảo hiểm sẽ phải chi trả một phần hoặc toàn bộ các chi phí, tổn thất, thiệt hại (nếu có) đối với NHTM. Mặt khác, các công ty bảo hiểm sẽ cùng với NHTM thực hiện giám sát các hoạt động trong NHTM, tăng cường hạn chế các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
Hiện nay, tại Việt Nam, NHNNVN cũng đã có quy định về việc các NHTM có thể mua bảo hiểm để giảm thiểu tổn thất phát sinh từ RRHĐ theo quy định của pháp luật, đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính và bù đắp tổn thất của NHTM (thông tư 24/2014/TT-NHNN). Do đó, để giảm thiểu tổn thất tài chính do các sự kiện RRHĐ gây ra, các NHTM có thể sử dụng phương pháp mua bảo hiểm đối với các hoạt động, tài sản mà NHTM nhận thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như một cách giảm thiểu chi phí tài chính khi có rủi ro xảy ra.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp nhằm giảm thiểu bớt một phần tổn thất khi có rủi ro xảy ra, nó không thể đảm bảo rằng các NHTM sẽ không có bất kì thiệt hại hay tổn thất nào, bởi lẽ bản thân công cụ này cũng chứa đựng nhiều vấn đề gây khó khăn cho các NHTM như: năng lực của công ty bảo hiểm bị hạn chế, không có khả năng thanh toán khi rủi ro xảy ra; các công ty bảo hiểm có thể phá vỡ hợp đồng
giữa chừng; sự tranh chấp và chậm trễ trong việc thanh toán của các công ty bảo hiểm; sự phức tạp của các RRHĐ khiến các NHTM không thể xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến rủi ro; sự định giá tổn thất sai do thiếu dữ liệu thực tế; cố tình gây rủi ro để được hưởng bảo hiểm...
1.2.5.3 Quỹ dự phòng rủi ro hoạt động
Trong khi vốn yêu cầu cho RRHĐ sẽ được sử dụng để bù đắp đối với những khoản tổn thất ngoài dự kiến từ RRHĐ thì quỹ dự phòng RRHĐ sẽ được sử dụng để bù đắp cho những khoản tổn thất trong dự kiến nhằm hạn chế các yếu tố đột biến, bất thường xảy ra đối với kết quả kinh doanh của NHTM. Cụ thể, tổn thất ngoài dự kiến là những tổn thất phát sinh từ các sự kiện RRHĐ xảy ra với tần suất thấp/rất thấp tuy nhiên giá trị tổn thất rất lớn; Tổn thất trong dự kiến là những tổn thất phát sinh từ các sự kiện RRHĐ xảy ra với tần suất cao tuy nhiên giá trị tổn thất không quá lớn.
Theo base II [14], các NHTM có thể được phép trích lập Quỹ dự phòng cho RRHĐ, tuy nhiên NHTM cần đáp ứng một số điều kiện dưới đây:
(i) Yêu cầu về cơ sở dữ liệu: phải có dữ liệu tổn thất nội bộ trong thời gian đủ dài cũng như các số liệu tổn thất bên ngoài đảm bảo chính xác và các yếu tố định tính để thiết lập xây dựng mô hình dữ liệu với các kịch bản khác nhau nhằm đưa ra những dữ liệu về tổn thất dự kiến một cách hợp lý và tin cậy.
(ii) NHTM cần thiết lập được hệ thống các quy trình/hướng dẫn thực hiện trích lập dự phòng RRHĐ, đồng thời cần có những cơ sở giải trình chi tiết liên quan đến sự chính xác của các số liệu dự phòng đề xuất và thường xuyên rà soát cập nhật đảm bảo phản ánh chính xác các rủi ro nội tại của NHTM.
(iii) Chuẩn mực kế toán cho phép NHTM được phép hạch toán những khoản trích lập dự phòng cho RRHĐ, được coi như chi phí hợp lý trong hoạt động kinh doanh.
(Nguồn: A New Approach for Managing Operational Risk, Society of Actuaries, 2009, 2010).
28