Các tiêu chí đánh giá quản trị RRHĐ

Một phần của tài liệu 1396 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42 - 44)

Để đánh giá quản trị RRHĐ của NHTM, việc xác định tiêu chí đánh giá là rất cần thiết. Trên cơ sở RRHĐ và các chi phí mà NHTM chịu rủi ro cho RRHĐ và cho các sự kiện RRHĐ xảy ra, có các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tiêu chí về tần suất/khả năng xảy ra rủi ro: Tần suất xảy ra rủi ro là khả năng hay số lần xuất hiện (xảy ra) rủi ro. RRHĐ là những cảnh báo cho biết có thể xảy ra những tổn thất trong tương lai xuất phát từ những nguyên nhân như: các quy định, quy trình của ngân hàng không quy định, quy định thiếu, không phù hợp với thực tế và sản phẩm mới ban hành, sự yếu kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, sự cẩu thả, gian lận của cán bộ và những yếu tố bên ngoài. Do đó, tần suất xảy ra RRHĐ sẽ phản ánh mức độ rủi ro tiềm ẩn của

NHTM. Tần suất xảy ra cao chứng tỏ NHTM chưa kiểm soát được, giảm thiểu được các rủi ro đã được nhận diện và từng xảy ra trước đó. Vì vây, việc xác định tiêu chí về tần suất/khả năng xảy ra là tiêu chí quan trọng để đánh giá công tác quản lý RRHĐ của ngân hàng.

Thứ hai: Tiêu chí về mức độ của rủi ro: Mức độ rủi ro chính là mức độ ảnh hưởng của các loại RRHĐ đến hoạt động của NHTM. Mức độ ảnh hưởng là mức độ tổn thất (nếu có) khi rủi ro xảy ra. Nếu NHTM xuất hiện nhiều loại rủi ro có nguy cơ gây tổn thất lớn cho NHTM thì cũng đồng nghĩa với việc quản lý rủi ro của ngân hàng đó chưa tốt và chưa phù hợp với thực tại của ngân hàng đang hoạt động.

Thứ ba: Tiêu chí về giá trị tổn thất: Tổn thất là một tiêu chí rõ ràng để đánh giá công tác quản lý RRHĐ của một NHTM. Việc đánh giá dựa trên các tổn thất xảy ra: giá trị, tần suất, phạm vi xảy ra tổn thất.

Giá trị tổn thất được tính toán như sau: Tổn thất = Số tiền thiệt hại - số tiền thu hồi

Trong đó: Thu hồi tổn thất trực tiếp từ cá nhân/đơn vị có trách nhiệm đền bù ( ưu tiên áp dụng), truy thu từ CBNV gây tổn thất, truy đòi bảo hiểm, truy đòi qua tố tụng, thi hành án.

Thứ tư: Tiêu chí về trích lập dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng. Nếu số dự quỹ dự phòng rủi ro lớn thì cũng có nghĩa là NHTM đang ẩn chứa rủi ro cao, việc quản lý RRHĐ chưa thật sự hiệu quả.

1. UÝ BAN NHAN sụ VA TIẾN LƯONG 2. UỶ BAN AlCO

J. UỶ BAN QUÀN LÝ RỦI RO 4. UYBAN CHÍNH SẮCH

5. UỸBANTHANH TOAN

32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 1396 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42 - 44)