Hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu 1396 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 95)

Để công tác QTRRHĐ tại VietinBank hiệu quả hơn, các công cụ QTRR cần được hoàn thiện như sau:

(i) Đối với hệ thống cơ sở dữ liệu sự kiện tổn thất (LDC):

- Cần thiết lập cơ chế làm việc định kỳ giữa phòng QTRRHĐ với đơn vị thuộc vòng kiểm soát thứ nhất để ghi nhận, cập nhật và hoàn thiện dữ liệu tổn thất gây ra đồng thời cung cấp báo cáo hàng quý về dữ liệu tổn thất của các đơn vị; ngoài ra cần có sự trao đổi những giải pháp nhằm giảm thiểu các sự kiện rủi ro, thiết lập các công cụ nhận diện rủi ro và tăng cường văn hóa tuân thủ tại các đơn vị.

- Cho phép bỏ qua/cập nhật sau một số trường thông tin nhằm rút ngắn thời gian kể từ ngày phát hiện tổn thất và ngày báo cáo tổn thất .

- Rà soát, đối chiếu hàng quý tổn thất ghi nhận trên sổ sách kế toán so với các thông số dữ liệu tổn thất được ghi nhận trên hệ hồ sơ rủi ro. Tất cả những trường hợp có sai khác cần có sự điều chỉnh cho hợp trong đó hệ thống rủi ro cho phép ghi nhận những khoản tổn thất thực tế cao hơn so với sổ sách kế toán nguyên nhân là có sự khác biệt về thời gian trong những khoản tổn thất đã trả hoặc phải trả đối với các sự kiện rủi ro;

- Cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể hơn để phân bổ dữ liệu tổn thất phát sinh từ một sự kiện thuộc bộ phận tập trung hay một hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh doanh vì việc phân bổ này nếu không hợp lý sẽ có thể đưa ra các dấu hiệu sai lệch đối với việc quản trị của đơn vị kinh doanh và làm suy giảm độ tin cậy của quá trình phân bổ vốn nội bộ.

(ii) Đối với công cụ tự đánh giá rủi ro tại các luồng nghiệp vụ trọng yếu (RCSA):

- Nguồn lực phục vụ cho việc xây dựng RCSA cần được tăng cường, 77

ngân hàng. Ngoài ra, phòng QTRRHĐ cần định kỳ 1 năm hoặc 6 tháng làm việc với các đơn vị kinh doanh nhằm rà soát, cập nhật và điều chỉnh công tác QTRR để đảm bảo nâng caao hiệu quả tự nhận diện và thiết lập các chốt kiểm soát của RCSA.

- Mau biểu và quy trình RCSA cần được xây dựng đơn giản tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các đơn vị kinh doanh tham gia xây dựng và triển khai RCSA.

(i) Đối với Khung chỉ số rủi ro chính (KRIs): các chỉ số KRI quan trọng cần được VietinBank xác định. Từ đó để Ban lãnh đạo có nhận diện sâu sắc về những chỉ số trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng như mức độ an toàn vốn, chất lượng dịch vụ hay mức độ tuân thủ của các đơn vị trên toàn hàng..đồng thời đưa ra được các hạn mức cảnh báo đối với từng KRI và hệ thống cơ sở dữ liệu để ghi nhận, đánh giá đúng mức độ thực tế của từng KRI. Các biện pháp có thể thực hiện bao gồm:

- Xác định được hạn mức cảnh báo của từng loại KRI tương ứng với KVRR của ngân hàng;

- Xây dựng hệ thống báo cáo tổng hợp dạng dashboard nhằm mục tiêu quản trị (là những KRI như mức độ an toàn vốn, tổn thất pháp lý, tổn thất gian lận.) và mục tiêu giám sát các đơn vị kinh doanh (mức độ không tuân thủ, số lượng khiếu nại của khách hàng, số lượng sự kiện gian lận....) để thực hiện theo dõi, giám sát thường xuyên đối với các rủi ro trọng yếu của ngân hàng.

- Dữ liệu để tính toán và xác định các KRI phải được cập nhật từ hệ thống tài khoản, hệ thống ngân hàng lõi và các hệ thống khác mà dữ liệu đã có sẵn vì thực tế cho thấy các số liệu thủ công dẫn đến các chỉ tiêu KRI sẽ không bền vững và chính xác trong trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu 1396 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w