Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1396 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 103)

Nam đối với công tác QTRRHĐ của các NHTM

Thứ nhất: NHNNVN cần có những bổ sung vào quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng việc thực hiện 4 trong 5 nguyên tắc của trụ cột thứ hai trong hiệp ước Basel II, bao gồm:

(i) Thường xuyên đánh giá chính sách của ngân hàng về vốn, tỷ lệ vốn pháp định có tuân thủ không;

(ii) Áp dụng các biện pháp cần thiết ngay khi phát hiện những bất cập trong quá trình đánh giá;

(iii) NHNNVN có quyền yêu cầu các NHTM duy trì vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định căn cứ ( tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của thị trường); Rõ ràng, theo kinh nghiệm của các nước đã áp dụng Basel II, việc quy định cụ thể các nguyên tắc trong trụ cột 2 của Basel II vào chức năng nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng sẽ góp phần nâng cao vị thế của Cơ quan này, đồng thời đảm bảo tránh được sự chủ quan của chủ sở hữu ngân hàng khi điều kiện thị trường đang thuận lợi.

Mặt khác, bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách, hành lang pháp lý làm cơ

sở cho việc quản trị, giám sát các NHTM, NHNNVN cũng cần đẩy mạnh và nâng cao công tác QTRRHĐ thông qua các biện pháp sau:

(i) Đảm bảo đội ngũ nhân sự thanh tra, giám sát có đủ trình độ, năng lực phù hợp để tham gia giám sát, đánh giá các rủi ro trong việc duy trì vốn yêu cầu, các sản phẩm, dịch vụ, các quy trình nội bộ quan trọng tại các NHTM.

(ii) Định kỳ kiểm tra và giám sát về sự tuân thủ vốn yêu cầu tối đảm bảo cho RRHĐ tại các NHTM theo quy định hiện hành của NHNNVN;

(iii) Định kỳ và đột xuất (nếu cần) kiểm tra công tác tổ chức bộ máy, mô hình QTRR tại các ngân hàng, đảm bảo đáp ứng đúng, đủ các chức năng, nội dung yêu cầu kiểm soát của NHNNVN; Kiểm tra đội ngũ nhân sự chịu trách nhiệm về công tác tổ chức điều hành, theo dõi, giám sát việc QTRRHĐ trong NHTM, đảm bảo phải có đầy đủ các chốt chặn kiểm soát và nhân sự phải có trình độ, kinh nghiệm liên quan, có năng lực đáp ứng yêu cầu vị trí công việc; Kiểm tra các quy trình kiểm soát rủi ro tại các NHTM, đảm bảo tuân thủ đúng quy định và có hiệu quả; Kiểm tra các báo cáo kiểm soát nội bộ của các ngân hàng cả về nội dung và tần suất...

85

KẾT LUẬN

Quản trị ngân hàng thương mại tốt không thể thiếu một cơ chế quản trị rủi ro hiệu quả, đặc biệt là cơ chế quản trị rủi ro hoạt động bởi nó liên quan đến mọi khía cạnh hoạt động của ngân hàng. Quản trị rủi ro là nền tảng để duy trì hoạt động của một ngân hàng được hiệu quả, bền vững. Trong khi rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường xuất phát từ bên ngoài như khả năng vỡ nợ của người vay, các biến động giá cả thị trường, thì rủi ro hoạt động xuất phát chủ yếu từ những hạn chế trong nội bộ ngân hàng liên quan đến con người, quy trình hoạt động, hệ thống công nghệ...

Với mục tiêu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động nhằm ngăn ngừa tối đa các rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong ngân hàng, luận văn nghiên cứu về “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, đã đạt được một số kết quả cụ thể sau:

Thứ nhất, Hệ thống hóa các vấn đề về rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của NHTM theo thông lệ quốc tế và theo quy định hiện hành của NHNNVN;

Thứ hai, Phân tích và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro hoạt động tại VietinBank.

Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp VietinBank cần tiếp tục hoàn thiện nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một

số kiến nghị đối với NHNNVN trong việc quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM Quản trị rủi ro hoạt động đóng vai trò quan trọng trong tổng thể hoạt động kinh doanh của các NHTM, mặc dù luận văn đã cố gắng tổng hợp, nghiên cứu các kiến thức cơ bản, trọng yếu liên quan đến vấn đề này nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện và đầy đủ hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Bùi Thị Hồng (2010), Giải pháp QTRRHĐ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3. Chính phủ (1988), Nghị định 53-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/03/1988;

4. Chính phủ (1990), Quyết định số 402/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990;

5. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam,Trường Kinh tế - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến - PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng “ Cẩm nang Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản lao động.

7. Lê Thị Vân Khanh (2015), Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam, Trường đại học kinh tế quốc dân.

8. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel, Trường Đại học Ngoại thương.

9. Nguyễn Minh Ngọc (2015), Quản trị RRHĐ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thủy Hằng (2015), Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2006), Quyết định số 36, 37/2006/QĐ- NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Quyết định số 14/GP-NHNN ngày 03/07/2009;

86

chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Công văn 1601/NHNN-TTGSNH về việc triển khai thực hiện an toàn vốn theo Basel II;

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNNquy định về

tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

16. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng;

17. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống giám sát trong các ngân hàng thương mại;

18. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2016, Quyết định số 196/2016/QĐ-HĐQT-NHCT của Hội đồng quản trị VietinBank về quy định, quy trình QTRRHĐ tại VietinBank;

19. Ngân hàng TMCP Cỏ phần Công thương Việt Nam (2016), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

20. Ngân hàng TMCP Cỏ phần Công thương Việt Nam (2017), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

21. Ngân hàng TMCP Cỏ phần Công thương Việt Nam (2018), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

22. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân.

23. Society of Actuaries (2009-2010), A new approach for Management of Operation Risk.

24. Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel (2006), Hiệp ước vốn Basel II;

Một phần của tài liệu 1396 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w