Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 42)

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, nếu DN biết huy động nguồn vốn vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh sẽ đem lại những lợi ích không nhỏ.

Một DN kinh doanh có hiệu quả phải là DN biết sử dụng vốn đi vay để hoạt động. Về mặt lý thuyết lượng vốn vay này phải nằm trong khả năng kiểm soát của DN. Khoản tiền được dùng để trả lãi vay được coi là chi phí lãi vay (CPLV),

đây là chi phí tài chính trong kỳ của DN. Đây là khoản chi phí hợp lệ làm giảm

lợi nhuận cũng như số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp trong kỳ báo cáo. Trong kinh tế việc giảm thuế TNDN phải nộp do biết cách sử dụng

hiệu quả nguồn vốn vay được gọi là “lá chắn thuế”. Lá chắn thuế là khoản

thuế

TNDN tiết kiệm được do sự khác biệt về cơ cấu tài chính (Cơ cấu nguồn vốn) khi DN có hay không đi vay mượn để tài trợ cho HĐKD. Trong kinh doanh, DN luôn muốn tối thiểu hóa thuế TNDN phải nộp nên tận dụng tối đa lá chắn thuế thể hiện nhà quản trị là người giỏi. Do vậy, nếu DN chỉ sử dụng VSCH mà không đi vay mượn để tiến hành HĐKD thì không tận dụng được lá chắn thuế.

1.4.3.1 Phân tích tình hình công nợ

Khi phân tích tình hình công nợ, nhà phân tích phải tính được các khoản phải thu và phải trả của DN với đối tác. Tất cả các khoản phải thu, khoản phải trả trong ngắn hạn hay quá hạn đều là vốn bị chiếm dụng. Khi số lượng vốn

Chỉ tiêu này phản ánh mối liện hệ giữa các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ DN đang bị chiếm dụng vốn và ngược lại nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% chứng tỏ DN đang chiếm dụng vốn của đối tác. Mức độ lớn hơn hay nhỏ hơn 100% đều chứng tỏ tình hình công nợ không tốt và nó ảnh hưởng đến sự lành mạnh của tình hình tài chính.

- Số vòng quay các khoản phải thu (vòng):

Tổng tiền hàng bán chịu

Bình quân các khoản phải thu (1.16)

Trong đó, Bình quân các khoản phải thu tính bằng công thức: Các khoản phải thu đầu kỳ + Các khoản phải thu cuối kỳ

2 (1.17)

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay lớn chứng tỏ DN thu được tiền ngay khi cung cấp dịch vụ, không để xảy ra việc bán chịu cho khách hàng hay bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao chứng tỏ DN cứng nhắc trong phương thức thanh toán, không để cho khách hàng mua chịu. Điều này lâu dài ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN.

= --- ɪ , - --- (1.18)

Sô vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một khoảng thời gian là bao nhiêu. Thời gian này càng ngắn thì việc thu hồi công nợ càng nhanh, tuy nhiên nếu thời gian này quá ngắn thì phản ánh DN cứng nhắc trong việc tiêu thụ hàng hóa, không linh động cho khách hàng từ đó ảnh hưởng đến kinh doanh DN.

b. Đối với các khoản phải trả

Với ý nghĩa ngược với các khoản phải thu, khi phân tích các khoản phải trả cần xem xét các chỉ tiêu tương tự các khoản phải thu.

- Số vòng quay các khoản phải trả (vòng):

Tổng tiền hàng mua chịu

Bình quân các khoản phải trả (1.19)

Trong đó, Bình quân các khoản phải trả tính bằng công thức: Các khoản phải trả đầu kỳ + Các khoản phải trả cuôi kỳ

2 (1.20)

Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh tóa của DN dồi dào, ít khi chiếm dụng vôn của đôi tác, tạo uy tín tôt đôi với bạn hàng và ngược lại nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ DN chậm trong khoản thanh toán, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tài chính lẫn uy tín doanh nghiệp.

- Thời gian một vòng quay các khoản phải trả (ngày):

Thời kỳ phân tích

= --- ɪ , ——--- (1.21)

Sô vòng quay các khoản phải trả

Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của DN càng cao và ngược lại chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, gây ảnh hưởng xấu đến tài chính và uy tín doanh nghiệp.

1.4.3.2 Phân tích khả năng thanh toán

Nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn, do đó phân tích khả năng thanh toán cả doanh nghiệp là phân tích khả năng

thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó ưu tiên xem xét thanh toán nợ ngắn hạn trước vì nếu các khoản nợ ngắn hạn còn không thanh toán được sẽ dẫn đến tình trạng khó trang trải cho những khoản nợ dài hạn. Do vậy các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán được rất nhiều đối tượng quan tâm đặc biệt các chủ thể cho DN vay, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp...

a. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là những khoản mục mà DN có trách nhiệm phải trả trong vòng một năm hay một chu kỳ SXKD. Nợ ngắn hạn bao gồm: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả CBCNV, thuế và các khoản phải nộp nhà nước.. .DN đảm bảo được khả năng này thì tình hình tài chính DN lành mạnh, góp phần ổn định và khuyến khích hoạt động kinh doanh.

- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn

= ---L T1 --- (1.22) Nợ ngắn hạn

Hệ số này hàm ý mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn.

Hệ số này có trị số lớn hơn hay bằng một (≥ 1) cho thấy DN có khả năng thanh

toán các khoản nợ ngắn hạn do đó tình hình tài chính DN bình thường. Tuy nhiên nếu giá trị của hệ số này quá cao lại không tốt vì nó phản ánh công ty đầu

tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của DN. Nếu hệ số này nhỏ hơn một (<1) thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN rất mong manh. Nhà

phân tích cần so sánh độ lớn của chỉ tiêu này giữa các kỳ với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc trung bình ngành để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN, vì không có một mức chuẩn cho độ lớn của chỉ tiêu này.

Tiền + ĐTTC ngắn hạn + Phải thu

= ---ɪ 7--- (1.23) Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (Không kể hàng tồn kho) thành tiền. Nếu thanh toán nhanh lớn hơn hay bằng một (≥ 1) thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Nếu hệ số này nhỏ hơn một (<1) thì DN gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ.

- Hệ số thanh toán tức thời:

Tiền và các khoản tương đương tiền

= ---7 77--- (1.24) Nợ ngắn hạn

Nếu trị số của hệ số nhỏ DN gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và ngược lại khi trị số lớn phản ánh DN có thừa khả năng thanh toán song nó cũng

phản ánh một tình trạng không tốt rằng vốn bằng tiền và các khoản tương đương

tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và quản lý tiền mặt kém hiệu quả dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh.

b. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Nợ dài hạn là các khoản nợ DN có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn trên một năm kể từ ngày phát sinh. Những khoản nợ này thường được DN tài trợ việc mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất hay đầu tư vào bất động sản, chứng khoán dài hạn.... Việc phân tích này giúp DN lên kế hoạch trả nợ đúng hạn, tăng uy tín DN và lành mạnh hóa tài chính.

- Hệ số nợ dài hạn so với Tổng tài sản:

Nợ dài hạn

=---TV --- (1∙25) Tổng Tài sản

Hệ số này cho biết mức độ phụ thuộc của DN đối với chủ nợ tức là trong

số tổng tài sản đem kinh doanh thì có mấy phần từ vay nợ dài hạn. Giá trị càng cao thì rủi ro tài chính của DN càng tăng do DN phụ thuộc nhiều vào chủ nợ.

a. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

- Vòng quay các khoản phải thu:

DT về bán hàng và CCDC

= ---...---Z--- (1.28) Các khoản phải thu bình quân

Trong đó các khoản phải thu bình quân tính bằng: Tài sản dài hạn

= ---ɪ 7"? --- (1-26) Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng nợ dài hạn đi vay thì được đầu tư vào TSDH mấy phần. Hệ số này càng lớn chứng tỏ việc ổn định trong đầu tư vì những TSDH thường được huy động từ nguồn vốn vay dài hạn, góp phần lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp-

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

LNTT + Lãi vay phải trả

=---,ʃɪ--- <1-27) Lãi vay phải trả

Hệ số này đo lường khả năng chi trả lãi vay của các khoản nợ dài hạn bằng các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động trong kỳ- Hệ số này lớn thì khả năng thanh toán lãi vay của các khoản nợ dài hạn càng cao, rủi ro mất khả năng chi trả tiền lãi vay càng thấp và ngược lại- Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế làm giảm LNTT và lãi vay xuống dưới mức lãi DN phải trả, dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế LNTT và lãi vay không phải nguồn duy nhất thanh toán tiền lãi- Các DN có thể tạo nguồn

trả nợ khác từ tiền khấu hao tài sản-

Tóm lại, DN cần đạt tới một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho chủ nợ của mình cũng như đảm bảo lành mạnh tình trạng tình chính, giữ vững uy tín DN-

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w