Với những kiến nghị để cải thiện tình hình tài chính của Công ty nêu trên, nếu thiếu những điều kiện cần thiết ở tầm vĩ mô thì những việc làm đó của DN vẫn chưa thể đem lại những kết quả cao. Bởi vậy ở tầm kinh tế vĩ mô những cơ quan ban ngành cần đảm bảo những điều kiện nhất định sau:
Thị trường bất động sản thiếu thông tin chính thống, khách quan. Việc công khai các thông tin liên quan như thông tin quy hoạch, thông tin tái định cư.. .chưa được thực hiện triệt để và rõ rang dẫn đến tình trạng một số ít công ty nắm được thông tin thị trường để đi tắt đón đầu. Thị trường cần có những thông tin công khai như giá mua, giá bán, các nghị định thông tư, quy định liên quan đến việc môi giới, quản lý vận hành tòa, phí dịch vụ, phí thu và khai thác các khối sở hữu chung - riêng, thông tin đấu thầu, văn bản tham chiếu ..Tuy nhiên cả nước vẫn chưa có một trung tâm hay một đơn vị chính thống đứng ra đảm bảo và chịu trách nhiệm về nguồn thông tin liên quan đến ngành. Tác giả kiến nghị Bộ xây dựng phối hợp với các tổ chức, bộ ban ngành liên quan đến đánh giá và đưa ra thông tin thị trường quản lý bất động sản có một trung tssm thông tin và dự báo thị trường bất động sản có tính hệ thống, độ đáng tin cậy cao và có tính chất tham chiếu. Việc này giúp phục vụ dự báo thị trường, đưa ra những dự đoán chính xác, thiết thực để các Doanh nghiệp trong ngành có những chính sách quản lý, phát triển hiệu quả, theo kịp tốc độ thị trường.
Đối với một doanh nghiệp làm lĩnh vực quản lý bất động sản, để điều tiết lượng hàng hóa và cân đối sản phẩm bất động sản phù hợp với nhu cầu thị trường, chính quyền địa phương, đặc điểm cư dân, đặc biệt là các thành phố lớn cần có chương trình, kế hoạch, cần xác định rõ tỷ trọng nhà ở xã hôi, nhà ở thương mại phân khúc cao cấp, trung bình và thấp với diện tích và khu vuejc cụ thể, Trên cơ sở đó doanh nghiệp mới có chiến lược tiếp cận và phát triền toàn diện cũng như hình thành tệp khách hàng tiềm năng để bán sản phẩm cúa
chính mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó việc thiết lập các tiêu chuẩn dịch vụ phù hợp với ngành Quản lý bất động sản là rất quan trọng, giúp hoạt động của doanh nghiệp có mục tiêu rõ ràng, có động lực để cải thiện và tìm ra những lỗ hổng và lấp đầy nó. Tiêu chuẩn này cần được các bộ ban ngành liên quan đến các doanh nghiệp quản lý vận hành bất động sản xây dựng và ban hành để có một mục tiêu có thể đo lường được. Việc hoàn thiện và áp dụng tiêu chuẩn chung này giúp các doanh nghiệp cùng ngành có chuẩn mực để hưởng tới, xây dựng được thế mạnh của công ty, tạo dựng danh tiếng, cải thiện được tình hình tài chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với mục tiêu phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác tòa nhà VNPT chương 3 của luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như cải thiện PTTC như hệ thống nội dung chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích, công tác phân tích tài chính.
Để cải thiện tình hình tài chính của công ty thì ngoài việc DN phải tự hoàn thiện thì về mặt quản lý vĩ mô cũng cần những điều kiện đảm bảo đến từ nhà nước như đảm bảo chính sách kinh tế, tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp luật thông thoáng, có bộ tiêu chuẩn chung làm thước đo so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập hiện nay, các DN kinh doanh dịch vụ bất động sản đã và đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc là cho hàng nghìn lao động, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho khu đô thị, chung cư, văn phòng, khu công nghiệp... góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay không tránh khỏi sự bão hòa trong thị trường gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt với nhiều thách thức, vì vậy DN cần phân tích tài chính của mình để nắm bắt những cơ hội kinh doanh và kinh doanh hiệu quả. Sau thời gian nghiên cứu lý luận về tình hình tài chính và phân
tích tài chính của công ty, tác giả đã hoàn thiện luận văn “Phân tích tài chính
nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác tòa nhà VNPT”.
Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế trong chuyên môn nên nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được đóng góp của thầy cô để nâng cao sự hiểu biết và để luận văn hoàn thiện hơn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác tòa nhà VNPT. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy cô, đặc biệt giáo viên hướng dẫn tác giả - TS. Lê Thị Xuân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty cổ phần quản lý và khai thác tòa nhà VNPT (2015), Báo cáo tài
chính đã được kiểm toán
2. Công ty cổ phần quản lý và khai thác tòa nhà VNPT (2016), Báo cáo tài
chính đã được kiểm toán
3. Công ty cổ phần quản lý và khai thác tòa nhà VNPT (2017), Báo cáo tài
chính đã được kiểm toán
4. Bộ tài chính (2001), Chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1, quyết định 149/2001/QĐ-BTC, Hà Nội.
5. Bộ tài chính (2002), Chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 2, quyết định số 165/2002/QĐ- BTC, Hà Nội.
6. Công ty cổ phần quản lý và khai thác tòa nhà VNPT (2017), Đề án kinh
doanh
7. Công ty SHBS (2015), Báo cáo triển vọng ngành bất động sản.
8. Công ty chứng khoán FPT (2015), Báo cáo ngành BĐS.
9. Dương Ngọc Tuấn (2011), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Học viện ngân hàng, Hà Nội.
10. Đoàn Thị Hoài Hương (2016), Phân tích năng lực tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại nội thất Mai Vân, Luận văn thạc sĩ kế toán Đại học Lao động xã hội, Hà Nội.
11. TS. Lê Thị Xuân, Nguyễn Xuân Quang (2010), Phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
12. GS. TS. Ngô Thế Chi, TS. Bạch Đức Hiển, TS. Nguyễn Minh Hoàng, PGS.
TS. Hoàng Văn Quỳnh, TS. Vũ Xuân Dũng (2013), Giáo trình tài chính
doanh nghiệp, NXB Học viện tài chính, Hà Nội.
13. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (2017), Báo cáo thị trường Bất động sản,
NXB Thanh Niên, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Huyền Trang (2011), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính
tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng Bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà
Nội, Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Học viện ngân hàng, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2013), Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
16. PGS. TS. Lưu Thị Hương, PGS. TS. Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh
nghiệp, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
17. Trần Thị Thanh Hoài (2014), Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đồng Tâm, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
18. Trần Khánh Nhật (2015), Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình tài chính
của công ty TNHH Bia Huế, Đại học kinh tế, Đại học Huế, Huế.
19. GS. TS. Ngô Thế Chi, PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ, (2008), Giáo trình tài
chính doanh nghiệp, NXB Học viện tài chính, Hà Nội.
20. TS.Lê Thị Xuân (2016), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động,
Hà Nội.
21. Vương Xuân Nguyên (2010), Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Hà Nội