Nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

Như phân tích chương II, công ty có nguồn vốn dồi dào nhưng cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý khi công ty đang có hệ số tài trợ thể hiện mức độ độc lập tài chính giai đoạn 2015 - 2017 có xu hướng giảm. Với cơ cấu vốn như đã phân tích, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao so với nợ dài hạn cho thấy công ty

đang sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm. Việc đó chứng tỏ VCSH không đủ đáp ứng tài sản, công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, không đảm bảo mặt tài chính. Có thể nói mức độ độc lập tài chính của công ty đang giảm, nguồn vốn tài trợ từ VCSH ít, nguồn vốn chủ yếu được tài trợ từ vốn vay bên ngoài.

Công ty cần huy động một lượng vốn trung và dài hạn để hạn chế các khoản nợ ngắn hạn để từ đó cân đối cơ cấu vốn của mình. Vì vậy công ty nên có những chính sách nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn chiếm dụng mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán:

Chính sách huy động tập trung nguồn vốn: Tập trung vay vào một hoặc một số ít nguồn. Chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể giảm song nó cũng có nhược điểm là làm công ty phụ thuộc vào một chủ thể nợ nào đó. Để tránh tình trạng phụ thuộc vào chủ nợ khi áp dụng chính sách này thì công ty cũng có thể áp dụng thêm các chính sách huy vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Sử dụng linh hoạt nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ trích lập chưa sử dụng đến.

- Lợi nhuận để lại của công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi năm có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung cho nguồn vốn này, còn khi thua lỗ thì không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này. Xây dựng chính sách cổ tức hợp lý, tăng phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cho công ty, phần lợi nhuận giữ lại dùng kích thích tăng trưởng lợi nhuận và có thể tác động đến giá trị cổ phần trong tương lại, đồng thời làm tăng lợi nhận giữ lại cũng làm tăng vốn chủ sở hữu.

Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức phổ biến, để tận dụng tốt nguồn vốn này công ty cần mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh và có mối quan hệ gắn bó vì họ mới có khả năng bán chịu với thời gian dài. Ngoài ra, công ty cần tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu:

nếu muốn hưởng triết khấu, công tythanh toán vào ngày cuối của thời hạn chiết khấu. Còn không đủ khả năng thì công ty để đến hết hạn hóa đơn mới thanh toán là lợi nhất. Công ty nên tránh việc trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả, gây ảnh hưởng đến uy tín, vị thế và các mối quan hệ, hơn nữa công ty còn phải gánh chịu chi phí tín dụng cao.

Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Ngân hàng có vai trọng trong việc bổ sung vốn kịp thời cho DN. Thực tế công ty khá thành công với việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn ít lần vay vốn trung và dài hạn để sử dụng. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo công ty.

Hoặc công ty có thể tiến hành liên doanh, liên kết với các DN cùng ngành để mở rộng thị trường, phân khúc kinh doanh. Doanh nghiệp không những tăng được vốn kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ, quy trình từ các doanh nghiệp hợp tác.

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w