Phân tích năng lực hoạt động của tài sản

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42)

Hoạt động kinh doanh của DN đòi hỏi đầu tư vào tài sản cố định và tài sản ngắn hạn. Các tỉ lệ về năng lực hoạt động mô tả mối quan hệ giữa quy mô hoạt động DN và tài sản cần thiết để duy trì bền vững hoạt động doanh nghiệp-

Các hệ số về năng lực hoạt động cũng có thể sử dụng dự báo nhu cầu về vốn của DN-

Khoản tiền phải thu của khách hàng là khoản tiền mà hiện tại khách hàng vẫn đang chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp thì phần vốn này của doanh nghiệp mới không bị coi là chiếm dụng nữa. Việc bị khách hàng chiếm dụng vốn sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần vốn để đảm bảo khả năng thanh toán hay duy trì sản xuất kinh doanh. Vì vậy, ở chỉ số này các doanh nghiệp thường đảm bảo phải càng cao để chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn VLĐ phục vụ sản xuất.

- Kỳ thu tiền bình quân:

(Các khoản phải thu BQ)x(Số ngày trong kỳ phải thu)

= DT bán hàng và CCDV (1.30)

Kỳ thu tiền bình quân (thời gian thu nợ) cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá các khoản phải thu. Chỉ tiêu này thể hiện doanh nghiệp mất bao lâu để thu hồi các khoản phải thu. Ngược lại với chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu, thời gian thu nợ của doanh nghiệp càng ngắn lại càng thể hiện khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp càng tốt.

b. Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

= ---——---Z--- (1.31) Hàng tôn kho bình quân

Chỉ tiêu trên là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh một đông vốn tôn kho quay được bao nhiêu lần trong kỳ. Thông thường số vòng quay HTK cao so với các DN cùng ngành chỉ ra rằng việc tổ chức kinh doanh và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK. Nếu số vòng quay HTK thấp thì có thể DN dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm dẫn tới đông tiền vào DN giảm và DN gặp khó khăn về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, HTK thấp hay cao lại phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và chính sách tôn kho của từng đơn vị.

- Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho:

(HTK bình quân)x(Số ngày trong kỳ phân tích)

= Giá vốn hàng bán (1.32)

Số ngày của một vòng quanh hàng tôn kho là khoảng thời gian khi DN bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian lưu kho. Hệ số này được sử dụng đánh giá hiệu quả quản trị HTK của DN. Nếu số vòng quay một ngày hàng tôn kho tăng cho thấy HTK lưu chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều kéo theo nhu cầu vốn của DN tăng.

1.4.4.2 Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

DT bán hàng và CCDV

= TSCĐ bình quân (1.33)

Hiệu suất sử dụng TSCĐ nói lên cứ một đông TSCĐ đưa vào hoạt động SXKD trong một kỳ tạo ra bao nhiêu đông doanh thu thuần. Thông thường một DN có hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm thể hiện công tác quản lý TSCĐ chưa tốt. Mức độ và xu hướng của hệ số này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố đặc trưng

của hệ số này.

- Vòng quay tài sản ( Vòng quay toàn bộ vốn):

DTT trong kỳ

= Tổng TS hay vốn kinh doanh bình quân (1.34)

Hệ số này đánh giá tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn hiện có của DN. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Nếu hệ số này cao thấy DN đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năng đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ vốn sử dụng chưa hiệu quả, DN đang có TS ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.

1.4.3 Phân tích dòng tiền

Phân tích dòng tiền là đánh giá quá trình tạo tiền và sử dụng tiền của DN trong quá trình hoạt động. Một DN có mức độ tạo tiền tốt, khả năng tài chính ổn định khi dòng tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt kinh doanh của DN. Thêm vào đó, tiền được tạo ra từ HĐKD cần đủ lớn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, tạo sự phát triển cân đối, ổn định, tránh phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

Phân tích dòng tiền thường quan tâm đến các nội dung sau:

Đánh giá khái quát nguồn thu và chi tiền: phân tích xem xét đến sự biến động của các dòng tiền thu vào và chi ra, chỉ ra tỷ trọng dòng tiền thu và chi thông qua phương pháp so sánh ngang và so sánh dọc.

Các chỉ tiêu thường được xem xét như sau:

- Dòng tiền từ HĐKD, tỷ trọng tiền từ HĐKD trong tổng dòng tiền.

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư, tỷ trọng tiền từ hoạt động đầu tư trong tổng dòng tiền.

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính, tỷ trọng tiền từ hoạt động tài chính trong tổng dòng tiền.

tiền chi trả nợ gốc vay

Dòng tiền tự do cho CSH là dòng tiền sẵn có cho các cổ đông thường của DN sau khi tất cả các chi phí HĐKD, chi phí vay nợ (gồm nợ gốc và lãi vay) đã được thanh toán cũng như tất cả các khoản đầu tư cần thiết cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm, TSCĐ đã được thực hiện. Xác định dòng tiền này cho thấy được dòng tiền của cổ đông sau khi đã thanh toán các khoản nợ cho nhà cung

Phân tích dòng tiền thông qua dòng tiền tự do trong doanh nghiệp:

dòng

tiền tự do của DN giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của DN. Đó là dòng tiền sẵn có tại DN, sau những chỉ tiêu vốn để duy trì khả năng sản xuất bình thường và chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư. Dòng tiền này phản ánh linh hoạt tài chính, khả năng đáp ứng mở rộng đầu tư mới hay những thay đổi đột xuất trong DN và dòng tiền này càng cao thì khả năng linh hoạt tài chính của DN càng cao.

Có hai phương pháp xác định dòng tiền tự do: Dòng tiền tự do cho DN (FCFF) và dòng tiền tự do cho Chủ sở hữu (FCFE)

- Dòng tiền tự do cho DN (FCFF):

FCFF = CFO + IDrc + Int x (1-t) - FCInv (1.35)

Trong đó : CFO : lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

IDrc : tiền thu từ lãi vay, cổ tức và LN được chia Int : chi phí lãi vay phải trả trong kỳ

FCInv : chi phí đầu tư TSCĐ t : thuế suất thuế TNDN

“Dòng tiền tự do cho DN là dòng tiền săn có dành cho những người cung cấp vốn của DN, tức là chủ nợ và chủ sở hữu, sau khi tất cả các loại chi phíHĐKD (bao gồm cả tiền thuế TNDN) và các khoản đầu tư cần thiết cho sự tăng lên của nhu cầu vốn lưu động (VLĐ) và đầu tư TSCĐ đã được thực hiện

[11]. Dòng tiền tự do cho DN dương nghĩa là DN còn thừa một lượng tiền tạo ra từ HĐKD sau khi đã thực hiện các hoạt động đầu tư cần thiết.

- Dòng tiền tự do cho chủ sở hữu:

FCFE = CFO + IDrc - FCInv + NB (1.36)

Trong đó : CFO : lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

IDrc : tiền thu từ lãi vay, cổ tức và LN được chia FCInv : chi phí đầu tư TSCĐ

nhóm chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tiền:

CFO

Dòng tiền trên tổng tài sản = _____,__________________ Tổng tài sản bình quân (1.37) CFO Dòng tiền trên VCSH = VCSH bình quân (1.38) CFO Dòng tiền trên DTT = _________________,_____

Doanh thu thuần (1.39)

Các chỉ tiêu trên phản án cứ một đồng tài sản, VCSH hay DTT từ HĐKD trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng tiền thuần từ HĐKD.

- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán bằng tiền. CFO

Khả năng trả nợ = (1.40)

Nợ phải trả

Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ phải trả từ dòng tiền HĐKD của DN. Tỷ số này càng lớn thì khả năng trả nợ của DN càng cao.

CFO + Tiền thuế đã nộp + Tiền lãi vay đã trả Khả năng trả lãi vay =_________________,________________________

Tỷ số khả năng trả lãi vay đo lường khả năng trả lãi vay từ dòng tiền HĐKD của DN. Tỷ sổ này càng cao càng tốt, nó thể hiện khả năng trả lãi vay của DN tốt.

Khả năng trả nợ gốc vay = ʌ___________,_______ (1.42)

Tiền chi trả nợ gốc vay

Tỷ số khả năng chi trả nợ gốc đo lường khả năng hoàn trả nợ gốc vay từ dòng tiền HĐKD của DN. Tỷ số này lớn chứng tỏ khả năng trả nợ gốc cùa DN cao, dẫn tới uy tín đi vay của DN tốt và dễ dàng có các khoản vay trong tương lai.

1.5 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH1.5.1 Nhân tố khách quan 1.5.1 Nhân tố khách quan

Thông tin bên ngoài Doanh nghiệp

Bao gồm các thông tin chung về tình hình kinh tế, môi trường pháp lý, thông tin về ngành hoạt động của DN có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nền kinh tế hoặc ngành mà DN đang hoạt động ở trạng thái tăng trưởng hoặc suy thoái đều có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh,

đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được mở rộng, lợi nhuận gia tăng và do vậy kết quả kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi những biến động của tình hình kinh tế là tiêu cực, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của DN. Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung về tình hình kinh tế và các thông tin liên quan khác, sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình hình tài chính của DN.

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành:

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi

tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của

doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

1.5.2 Nhân tố chủ quan

Mục đích phảt triển DN: Với các cá nhân phân tích và sử dụng khác nhau

sẽ khai thác báo cáo phân tích khác nhau. Mục đích phân tích khác nhau sẽ đưa

ra các chỉ số khác nhau và có cái nhìn về doanh nghiệp trên từng góc cạnh khác

nhau. Các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến giá trị thị trường của doanh nghiệp, khả

năng sinh lợi của doanh nghiệp và từ đó mà họ phân tích theo các giá trị liên quan đến tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp. Đối với khách hàng, họ sẽ quan tâm hơn đến khả năng tồn tại, tính thanh khoản của doanh nghiệp... Chính

những mục đích đó làm cho các báo cáo phân tích khá phong phú. Tuy nhiên, mục đích lớn nhất mà DN phải thực hiện chính là đi theo định hướng phát triển

của mình.

Chất lượng thông tin sử dụng: Chất lượng thông tin sử dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính và tối quan trọng cho phân tích. Từ những thông tin bên trong đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một

thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông

tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Trình độ cán bộ phân tích: Để có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều khôngđơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không

nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

Kỹ thuật, công nghệ phân tích: Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm được thời gian, công sức. Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học, tiết kiệm mà cũng đảm bảo tính hoàn thiện, phong phú, phù hợp với xu hướng phát triển của công tác phân tích tài chính.

Quy trình PTTCDN: Một quy trình PTTCDN cần tiến hành theo 5 giai đoạn: Xác định mục tiêu phân tích, xác định nội dung phân tích, thu thập thông

tin, xử lý thông tin, dự đoán và ra quyết định. Do vậy, khi tiến hành PTTCDN phải thực hiện đầy đủ, chính xác từ khâu đầu tiên để có kết quả đáp ứng yêu cầu. DN cần phải xây dựng một kế hoạch phân tích và trình tự sắp xếp công việc hợp lý. Nhà quản trị tài chính cần phải phân chia công việc và nhiệm vụ

cụ thể cho nhóm phân tích, để mỗi cá nhân chuyên trách một phần hành và đảm

bảo hoàn thành quá trình phân tích kịp thời và đúng hạn.

Nội dung PTTCDN: Khi tiến hành PTTCDN có thể tiến hành phân tích nhiều nội dung, mỗi nội dung phân tích sẽ giúp nhà quản trị nhìn nhận và đánh giá tình hình tài chính DN trên các góc độ khác nhau. Nội dung phân tích càng đầy đủ thì tình hình tài chính DN càng được thể hiện rõ nét, quyết định tài chính

đưa ra càng chính xác.

Phương pháp PTTCDN: PTTCDN có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và việc lựa chọn phương pháp nào thì các nhà quản trị tài chính phải

tính toán sao cho thích hợp nhất. Nếu chỉ sử dụng một phương pháp thì có thể

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w