Giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 108)

Việc tiến hành nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản nhằm hạn chế nguyên nhân năng lực quản lý tài sản của công ty không tốt. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:

Quản lý tài sản ngắn hạn

Quản lý vốn tiền mặt: Tiền mặt là một bộ phận của VLĐ nhưng có tầm quan trọng đặc biệt bởi các đặc trưng của nó. Nếu dự trữ quá lớn sẽ làm tăng

chi phí, hạn chế khả năng sinh lời, còn dự trữ ít sẽ làm hạn chế khả năng thanh toán, tăng rủi ro tài chính. Công ty PMC chỉ nên dự trữ lượng vốn này đủ để đáp ứng nhu cầu chi trả ngắn hạn, phần còn lại nên đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao nhằm mục đích đa dạng hóa đầu tư, tăng tính sinh lời của tài sản và phân tán rủi ro, tránh ứ đọng vốn.. .Ngoài ra, công ty nên hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho đến khi tiền được đầu tư vào kinh doanh, sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt, đầu tư vào sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao, đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.

Quản lý các khoản phải thu: Qua bảng cần đối ta có thể thấy các khoản phải thu tăng đều qua các năm. Năm 2016, các khoản phải thu đạt 42.398 triệu VNĐ, năm 2017, đạt 57.078 triệu VNĐ, chiếm lần lượt tỷ trọng lần lượt là 53,64 % và 49,63% tổng tài sản năm 2016, năm 2017. Vì vậy, quản lý các khoản phải thu là một trong những công tác quan trọng trong việc luân chuyển VLĐ. Đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ là điều cần thiết.

Trong cơ chế thị trường, việc ưu đãi khách hàng, trả chậm là tất yếu nhưng cần có sự quản lý chặt chẽ. Nếu để khách hàng chiếm dụng vốn lớn thì công ty thiếu vốn và thiệt hại về chi phí vốn.

Vì vậy công ty nên:

- Đốc thúc bộ phận kế toán công nợ, kế toán chuyên quản dự án phối hợp với phòng kinh doanh theo dõi thường xuyên, kiểm tra đôn đốc và thu hồi nợ. Đối với những khoản nợ khó đòi thì cần biện pháp thường xuyên theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.

- Sử dụng chính sách chiết khấu thích hợp cho khách hàng theo thời gian thanh toán.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả của các biện pháp, công ty cần thực hiện đồng

- Các hợp đồng kinh tế của Công ty nên quy định rõ hơn những điều khoản về thanh toán, phương thức thanh toán và các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng.

- Trong hợp đồng ghi rõ điều khoản tạm ứng, thời hạn thanh toán nếu quá hạn khách hàng sẽ phải chịu theo lãi suất quá hạn.

- Công ty nên xem xét đến những khách hàng có khả năng thanh toán đảm bảo việc trả nợ sẽ giúp khâu bán hàng được thuận lợi thì công ty nên cân nhắc hợp tác tiếp, còn đối với những khách hàng thường xuyên kéo dài thời gian trả nợ và không có khả năng thanh toán thì công ty nên sớm chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ.

- Với những khách hàng có thời gian trả chậm ngắn, công ty có thể khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh bằng việc được hưởng tỷ lệ chiết khấu thanh toán nhất định khi được trả nợ sớm, trước thời hạn hợp đồng, Tỷ lệ chiết khấu cao nếu khách hàng thanh toán trước hạn.

Quản lý tài sản dài hạn:

Chủ động tổ chức quản lý kiểm kê TSCĐ trong toàn công ty, thường xuyên kiểm kê TSCĐ đúng kỳ và luôn xác định được số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng và nguyên nhân gây ra tình hình trên để đưa giải pháp khắc phục.

Tiến hành mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ TSCĐ hiện có trên các phương diện: Nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh, có phương án sử dụng, thanh lý đối với những tài sản hoạt động kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w