NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 50)

Thông tin bên ngoài Doanh nghiệp

Bao gồm các thông tin chung về tình hình kinh tế, môi trường pháp lý, thông tin về ngành hoạt động của DN có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nền kinh tế hoặc ngành mà DN đang hoạt động ở trạng thái tăng trưởng hoặc suy thoái đều có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh,

đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được mở rộng, lợi nhuận gia tăng và do vậy kết quả kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi những biến động của tình hình kinh tế là tiêu cực, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của DN. Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung về tình hình kinh tế và các thông tin liên quan khác, sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình hình tài chính của DN.

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành:

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi

tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của

doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

1.5.2 Nhân tố chủ quan

Mục đích phảt triển DN: Với các cá nhân phân tích và sử dụng khác nhau

sẽ khai thác báo cáo phân tích khác nhau. Mục đích phân tích khác nhau sẽ đưa

ra các chỉ số khác nhau và có cái nhìn về doanh nghiệp trên từng góc cạnh khác

nhau. Các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến giá trị thị trường của doanh nghiệp, khả

năng sinh lợi của doanh nghiệp và từ đó mà họ phân tích theo các giá trị liên quan đến tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp. Đối với khách hàng, họ sẽ quan tâm hơn đến khả năng tồn tại, tính thanh khoản của doanh nghiệp... Chính

những mục đích đó làm cho các báo cáo phân tích khá phong phú. Tuy nhiên, mục đích lớn nhất mà DN phải thực hiện chính là đi theo định hướng phát triển

của mình.

Chất lượng thông tin sử dụng: Chất lượng thông tin sử dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính và tối quan trọng cho phân tích. Từ những thông tin bên trong đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một

thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông

tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Trình độ cán bộ phân tích: Để có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều khôngđơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không

nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

Kỹ thuật, công nghệ phân tích: Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm được thời gian, công sức. Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học, tiết kiệm mà cũng đảm bảo tính hoàn thiện, phong phú, phù hợp với xu hướng phát triển của công tác phân tích tài chính.

Quy trình PTTCDN: Một quy trình PTTCDN cần tiến hành theo 5 giai đoạn: Xác định mục tiêu phân tích, xác định nội dung phân tích, thu thập thông

tin, xử lý thông tin, dự đoán và ra quyết định. Do vậy, khi tiến hành PTTCDN phải thực hiện đầy đủ, chính xác từ khâu đầu tiên để có kết quả đáp ứng yêu cầu. DN cần phải xây dựng một kế hoạch phân tích và trình tự sắp xếp công việc hợp lý. Nhà quản trị tài chính cần phải phân chia công việc và nhiệm vụ

cụ thể cho nhóm phân tích, để mỗi cá nhân chuyên trách một phần hành và đảm

bảo hoàn thành quá trình phân tích kịp thời và đúng hạn.

Nội dung PTTCDN: Khi tiến hành PTTCDN có thể tiến hành phân tích nhiều nội dung, mỗi nội dung phân tích sẽ giúp nhà quản trị nhìn nhận và đánh giá tình hình tài chính DN trên các góc độ khác nhau. Nội dung phân tích càng đầy đủ thì tình hình tài chính DN càng được thể hiện rõ nét, quyết định tài chính

đưa ra càng chính xác.

Phương pháp PTTCDN: PTTCDN có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và việc lựa chọn phương pháp nào thì các nhà quản trị tài chính phải

tính toán sao cho thích hợp nhất. Nếu chỉ sử dụng một phương pháp thì có thể đưa đến kết quả phân tích chưa khách quan, nên cần phải kết hợp các phương pháp phân tích khác nhau, để có thể đưa đến kết quả hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần phải dựa vào mục tiêu của phân tích để giới hạn phương pháp sử dụng sao cho phù hợp, mà không nên sử dụng quá nhiều phương pháp.

Nhận thức về phân tích tài chính của chủ DN: Đây là nhân tố quan trọng

để nâng cao chất lượng PTTCDN. Mặc dù, khái niệm về PTTCDN đã trở nên tương đối phổ biến nhưng nhiều nhà quản lý chưa hiểu hết được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này nên phân tích tài chính chưa trở thành một hoạt động thường xuyên, chưa được chú trọng một cách hợp lý. Từ nguyên nhân đó mà chất lượng PTTCDN chưa được cao, đôi khi chỉ mang tính hình thức do, yêu cầu bắt buộc trong báo cáo mà không phục vụ cho việc ra quyết định tài chính, xây dựng định hướng và chiến lược phát triển của DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp như: Trình bày về khái niệm và vai trò PTTC trong DN cũng như

cơ sở, các phương pháp sử dụng PTTC DN. Ngoài ra khái quát những nội dung

được sử dụng để PTTC DN và những tác nhân ảnh hưởng đến kết quả PTTC doanh nghiệp để thấy được những tác động của các nhân tố đến hoạt động của doanh nghiệp.

Việc trình bày và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản trong chương I là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tiến hành phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác tòa nhà VNPT (PMC) tại chương 2 luận văn này.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÒA NHÀ VNPT

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ KHAITHÁC TÒA NHÀ VNPT THÁC TÒA NHÀ VNPT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Tòa nhà VNPT Tên viết tắt: VNPT PMC.,JSC.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0103984997 cấp lần đầu tiên ngày 22 tháng 06 năm 2009, thay đổi lần thứ 5 ngày 10 tháng 05 năm 2017.

Trụ sở chính: số 57, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0243. 3773 8686

Fax : 0243. 3773 7777

Email : pmc@vnpt.vn

Website : pmcweb.vn

Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười lăm tỷ đồng) Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hồng Minh.

Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Tòa nhà VNPT (PMC) được thành

lập vào tháng 6 năm 2009 trên cơ sở hợp tác góp vốn giữa Tập đoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam (VNPT) cùng với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) và Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội (HPM).

Tháng 3 năm 2016, theo nghị quyết của Chính phủ, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đã thoái vốn khỏi PMC, phần vốn góp này được mua lại bởi Công ty Biken Techno - Nhật Bản.

Sau 9 năm đi vào hoạt động, PMC đã khẳng định được vị thế trên thị trường, là một trong những công ty quản lý Bất động sản có sự lớn mạnh không

hiện đang quản lý hơn 220.000m2 sàn văn phòng, 10.000 m2 sàn TTTM cùng 10.000 căn hộ chung cư cao cấp, xây dựng và chuyển giao quy trình quản lý thành công cho 5 tòa nhà văn phòng, 4 chung cư. Tổng diện tích PMC đã trực tiếp quản lý, xây dựng và chuyển giao quy trình cũng như tư vấn lên tới hơn 2.600.000m2.

2.1.2 Dịch vụ cung cấp

Dịch vụ cốt lõi

- Quản lý và khai thác bất động sản:

■ Cao ốc văn phòng

■ Trung tâm thương mại

■ Chung cư cao cấp

■ Các loại hình bất động sản khác (nhà máy, khu công nghiệp, bệnh

viện, trường học...)

- Tư vấn và đào tạo chuyển gia quy trình quản lý - Quản lý hệ thống kỹ thuật:

■ Quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật

■ Bảo trì - Bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật và trực sự cố 24/7

- Dịch vụ khai thác kinh doanh bất động sản

■ Tiếp thị và truyền thông mạng xã hội

■ Môi giới Bất động sản - Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý Bất động sản ■ Phần mềm quản lý tài sản ■ Phần mềm quản lý tòa nhà Dịch vụ khác - Dịch vụ quản lý Canteen

■ Cung cấp hoa quả, nước phục vụ Lãnh đạo - Dịch vụ giá trị gia tăng

■ Dịch vụ gia tăng dành cho cư dân

■ Các dịch vụ dành cho Văn phòng

- Dịch vụ tư vấn

■ Tư vấn, giám sát lắp đặt hệ thống kỹ thuật

■ Tư vấn quản lý - vận hành, quản lý kinh doanh

- Dịch vụ kiểm toán Bất động sản

Diễn giải

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiên trọngTỷ (%) Số tiên trọngTỷ (%) Số tiên trọngTỷ (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 5837.149.164.9 1 80,3 4358.772.039.8 86,92 5 85.211.382.15 0 89,5

Đại hội cổ đông: cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.

Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty.

Ban giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm bao gồm một

Tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc.

Ban kiểm soát: Thực hiện việc kiểm soát hoạt động của công ty, đảm bảo

tính tuân thủ, minh bạch trong HĐKD.

Khối quản lý hoạt động: Là bộ phận quan trọng của công ty, giúp ban lãnh đạo công ty sử dụng nguồn vốn, phối kết hợp các bộ phận kiểm soát hoạt động, kiểm soát công nợ của công ty.

Khối tài chính kế toán: Bộ phận kiểm soát nguồn vốn, triển khai công tác kế toán cho công ty và lập kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm cho công ty.

Khối vận hành bảo dưỡng/ set up dự án: Bộ phận kiểm soát vận hành tòa

nhà thực tế tại dự án, giải quyết các phát sinh trong quá trình làm việc thực tế tại dự án.

Khối phát triển hoạt động kinh doanh: Bộ phận tham mưu, giúp việc cho

Tổng giám đốc trong công tác tìm kiếm thông tin, tạo kênh bán và tiếp thị sản phẩm dịch vụ của công ty, nghiên cứu và phát triển thị trường...

Chi nhánh Miền Nam/Miền Trung: Thực hiện công tác nghiên cứu, phát triển, phủ điểm dịch vụ của công ty tại khu vực Miền Trung và Miền Nam.

Phòng hành chính nhân sự: Quản lý công tác quản trị, hành chính, quản lý công văn đến đi, lưu trữ hợp đồng, giúp ban giám đốc quản lý hồ sơ lý lịch nhân sự toàn công ty và những công việc liên quan.

Phòng truyền thông: thực hiện công tác truyền thông nội bộ cũng như xây dựng hình ảnh công ty, thiết kế và lên ý tưởng theo sự hướng dẫn của Tông giám đốc.

2.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀKHAI THÁC TÒA NHÀ VNPT KHAI THÁC TÒA NHÀ VNPT

2.2.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

2.2.1.1 Phân tích khái quát biến động tình hình tài sản

Cơ cấu tài sản:

Bảng 2-1: Bảng biến động cơ cấu tài sản

II. Đâu tư tài chính 8 600.099.52 0 1,3 0 0,00 0 0 0,0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 27.350.180.9 01 59,1 2 42.099.572.7 88 62,26 56.928.521.50 3 59,7 9 IV. Hàng tồn kho 1.744.605.5 42 3,7 7 1.784.288.4 54 2,64 2.388.058.03 6 2,5 1 V. Tài sản ngắn hạn khác 21.826.05 2 0,0 5 1.220.883.6 34 1,81 60.488.568 0,0 6 B - TÀI SẢN DÀI _______HẠN_______2 9.110.859.30 9 19,6 218.843.791.1 13,08 3 9.999.177.59 0 10,5 I. Các khoản phải thu dài hạn________ 256.351.00 0 0,5 5 298.978.00 0 0,44 150.478.0 00 0,1 6 II. Tài sản cố định 1.106.803.9 71 9 2,3 4 964.443.50 1,43 3 2.683.847.76 2 2,8 III. Bất động sản đâu tư____________ 157.130.383.0 1 15,4 836.877.734.5 10,17 1 6.625.086.15 6 6,9 V. Đâu tư tài chính

dài hạn___________ 200.000.00 0 0,4 3 200.000.00 0 0,30 200.000.0 00 0,2 1 VI. Tài sản dài

hạn 6 417.321.31 0 0,9 4 502.635.03 0,74 79 339.765.6 6 0,3 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 6046.260.024.2 100,00 67.615.830.9 64 100,00 95.210.559.74 8 100,00

đối (%) (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 5837.149.164.9 4358.772.039.8 5585.211.382.1 8521.622.874.8 58,21 1226.439.342.3 9 44,9 I Tiền và các khoản tương đương tiền 7.432.452.9 35 13.667.294.9 67 25.834.314.0 48 6.234.842.03 2 83,89 12.167.019.0 81 89,0 2 II. Đầu tư tài

chính ngắn hạn__________ 600.099.528 0 0 - 600.099.528 -100,00 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 27.350.180.9 01 8842.099.572.7 0356.928.521.5 8714.749.391.8 53,93 1514.828.948.7 2 35,2 IV. Hàng tồn kho 1.744.605.5 42 1.784.288.4 54 2.388.058.0 36 39.682.91 2 2,27 603.769.582 33,8 4 V. Tài sản ngắn hạn khác 21.826.0 52 1.220.883.6 34 60.488.56 8 1.199.057.58 2 5493,70 -1.160.395.066 - 95,05 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 9.110.859.30 2 8.843.791.1

Một phần của tài liệu 1171 phân tích tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của CTY CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w