Sự phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu 1227 phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại CTY CP chứng khoán KENANGA VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 41 - 45)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DỊCH VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN KENANGA

2.1.2. Sự phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán trên TTCK Việt Nam

Nam

TTCK Việt Nam tính đến cuối năm 2010 là có hơn 100 CTCK hoạt động với sự cạnh tranh lẫn nhau. Cho đến cuối năm 2010 đã có hơn 90.000 tài khoản của khách hàng được mở tại các CTCK này, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 87.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư. Mặc dù có sự gia tăng tuyệt đối về số lượng tài khoản của người đầu tư nhưng hiện mới chỉ có 0,1% dân số VN đầu tư chứng khoán (hơn 90.000 tài khoản giao dịch chứng khoán so với 95 triệu dân) là một con số rất thấp. Số lượng tài khoản giao dịch thường xuyên không cao. Việc tăng số lượng tài khoản của nhà đầu tăng dần qua các năm, tuy nhiên số lượng tài khoản được mở mới tại công ty đa phần là các cổ đông ban đầu của các công ty được niêm yết. Ngoài ra, có hiện tượng một nhà đầu tư mở tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán để giao dịch.

Do số lượng tài khoản thấp nên giá trị giao dịch chứng khoán cũng chưa nhiều. Mặt khác các giao dịch cũng chưa thực sự phản ánh đúng tình trạng cung cầu của thị trường.

Hoạt động môi giới trong những năm gần có nhiều khởi sắc thể hiện ở tổng khối lượng giao dịch môi giới mua và bán cổ phiếu qua các năm. Tuy nhiên chia nhau nắm giữ gần 50% thị phần hoạt động môi giới lại chỉ tập trung vào khoảng 10 công ty chứng khoán.

Chứng khoán

Sacombank____________ SBS 4.98 5.47

Chứng khoán ACBS ACBS 4.8 4.64

Chứng khoán FPT______ FPTS 3.51 3.65

Chứng khoán Bảo Việt BVSC 3.02 2.5

Chứng khoán Vpbank VPBS 2.97 2.89

Chứng khoán Hòa Bình HBS 2.87

Thị phần quý 1/2011 □ SSI □ TLS □ HSC □ SBS □ ACBS □ FPTS □ BVSC □ VPBS □ HBS □ VNDS □ KVS □ các CTCK còn lại

Biêu đô2.1: Thị phân môi giới khớp lệnh cô phiêu của các CTCK quý I năm 2011

Biểu đô 2.2: Thị phân môi giới khớp lệnh cô phiêu của các CTCK quý IVnăm 2010

Không chỉ phát triển về mặt lượng, hoạt động môi giới tại Việt Nam trong những năm qua cũng có nhiều thay đổi về mặt chất. Từ việc đơn thuần chỉ là thực hiện môi giới giao dịch trong những năm đầu (giai đoạn 2000 đến 2006), trong giai đoạn này các công ty chứng khoán chủ yếu tập trung mở phòng giao dịch nhằm nâng cao số lượng tài khoản mở từ đó nâng cao giá trị giao dịch toàn

công ty, lôi kéo thị phần giao dịch. Hoạt động môi giới trong giai đoạn này chỉ đơn thuần là những hoạt động trợ giúp khách hàng trong giao dịch và thực hiện những yêu cầu giao dịch của khách hàng.

Kể từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc hoạt động Môi giới cũng biến đổi từng bước phát triển, không còn đơn thuần là thực hiện giao dịch nữa, giờ đây các công ty chứng khoán bắt đầu chuyển đổi sang mô hình phát triển mới đó là chia phòng giao dịch thành hai bộ phận: môi giới giao dịch có chức năng nhiệm vụ đơn thuần là thực hiện yêu cầu giao dịch của khách hàng; Môi giới hay môi giới có tư vấn, bộ phận này có chức năng nhiệm vụ mở rộng mạng lưới khách hàng, thường được giao chăm sóc quản lý một nhóm khách hàng. Không chỉ thực hiện giao dịch, môi giới tư vấn còn có chức năng quản lý tài khoản khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng, đưa ra cho khách hàng những khuyến nghị để khách hàng có thể ra quyết định đầu tư. Mô hình này hiện nay tương đối phát triển, những người môi giới tư vấn thường hưởng một mức lương cố định và phần hoa hồng tính trên doanh số giao dịch mà nhóm khách hàng của họ quản lý thực hiện trong tháng.

Một phần của tài liệu 1227 phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại CTY CP chứng khoán KENANGA VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 41 - 45)