Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu 1227 phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại CTY CP chứng khoán KENANGA VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 73 - 75)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DỊCH VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN KENANGA

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Đôi khi Ban lãnh đạo công ty chưa nhận thức đúng vai trò hoạt động môi giới nên chưa có sự quan tâm đúng mức. Ban lãnh đạo chưa có chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động, tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực...

Mặt khác, cơ cấu vốn của KVS có sự tham gia của bên đối tác nước ngoài nên nguồn vốn chưa thực sự linh động. Nguồn vốn này hiện nay cũng chưa lớn, làm ảnh hưởng khá nhiều đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đến các chiến lược marketing, đến hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường và khách hàng,. từ đó giảm hiệu quả hoạt động môi giới.

Nguồn nhân lực dành cho bộ phận môi giới của KVS hiện đang thiếu trầm trọng cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Trước tình trạng công việc đồ sộ như hiện nay, lượng nhân viên hiện tại không thể hoàn thành tốt nhất được. Lực lượng phòng phân tích quá mỏng lại tập trung vào dịch vụ quản lý danh mục đầu tư nên hầu như không cung cấp được các ý kiến đánh giá hoạt động của các tổ chức niêm yết. Vì vậy, trong hoạt động tư vấn khách hàng, đội ngũ nhân viên môi giới thường dựa trên sự theo dõi thông tin thị trường hàng ngày của mình và quan điểm cá nhân để tư vấn nên đôi khi có quan điểm trái ngược nhau, gây ra sự thiếu tin

Trình độ chuyên môn của nhân viên môi giới không cao, hình ảnh nhà môi giới còn mờ nhạt. Do thị trường còn non trẻ, ngay từ khi mới ra đời nhân viên của công ty hầu hết là từ ngành khác chuyển sang như ngân hàng, kế toán... số nhân viên còn lại đa số là mới ra trường, số người thực có kinh nghiệm từ những thị trường tiên tiến quá ít tính trên đầu ngón tay. Hiện nay, chế độ đãi ngộ với các nhân viên môi giới cũng chưa thỏa đáng để thu hút được những người có năng lực hoạt động trong lĩnh vực này.

Công ty chưa có tiêu chí rõ nét cho việc phân đoạn thị trường và lựa chọn khách hàng, đối tượng của môi giới còn hẹp, thường tập trung vào những người có thu nhập cao hay những người có khả năng chấp nhận rủi ro. Việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng còn ở mức thô sơ nên tuy đã có nhiều ưu đãi cho khách nhưng vẫn chưa đánh vào tâm lý yêu cầu của từng nhóm khách hàng riêng. Nhà môi giới hầu như thụ động chờ thực hiện lệnh hộ khách hàng mà chưa chủ động tìm kiếm khách hàng. Công ty cũng chưa chia khách hàng thành những đối tượng thuộc nhóm khác nhau để mỗi nhân viên chăm sóc, quản lý, tư vấn riêng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa hiện đại, chưa được đầu tư đúng mức. Hoạt động môi giới chỉ có thể hiệu quả nếu có công nghệ hiện đại, giúp xử lý nhanh chóng, chính xác, truyền thông tin diện rộng, kết nối các văn phòng, chi nhánh thành mạng thống nhất, tạo ổn định trong đường truyền tránh nghẽn; giúp công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện những vấn đề liên quan đến lợi ích khách hàng. Nhưng điều này công ty chưa thực sự làm được vì nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa có nhân viên điện toán giỏi.

KVS còn yếu về chuyên môn hóa trong phân công lao động, tuy cũng đã phân công cụ thể công việc cho từng người phụ trách theo các mảng như nhóm đấu giá, nhóm chăm sóc khách hàng, nhóm nhập lệnh, nhóm kế toán giao dịch và

thủ quỹ,.. .nhưng với số lượng nhân viên còn quá ít nên nhiều khi chưa hiệu quả. Khi khách hàng gặp rắc rối thì khó tìm người chịu trách nhiệm, hay giúp giải quyết vấn đề. Họ cũng không biết ai sẽ là người chịu trách nhiệm thay họ. Khách hàng đặt lệnh, đưa lệnh cho nhân viên giao dịch khác nhau, khi có vấn đề thì cũng khó khăn trong giải quyết. Hiện nay, tình trạng này đang được khách hàng phản ánh khá nhiều.

Một phần của tài liệu 1227 phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại CTY CP chứng khoán KENANGA VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 73 - 75)