Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu 1199 phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ tại NHTM CP quân đội chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 40)

- Chiến lược kinh doanh ngân hàng thương mại: Chiến lược kinh doanh sẽ tạo ra một định hướng chung về khách hàng và mục tiêu của mỗi ngân hàng theo từng giai đoạn. Từ đó, Ngân hàng thương mại sẽ xây dựng nên các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với từng đối tượng khách hàng để phù hợp với xu thế hiện nay. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến họat động cho vay nói chung, dư nợ cho vay cũng như việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DNSN&CSN nói riêng trong mỗi ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

- Khẩu vị rủi ro của ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ: Tùy vào khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng mà tiêu chuẩn cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ cũng có sự khác nhau. Khi ngân hàng có khẩu vị rủi ro thấp, đặt an

toàn cho vay lên cao, ngân hàng sẽ làm chặt chẽ trong các khâu trước khi giải ngân cho doanh nghiệp vay, khi đó vốn vay sẽ khó tiếp cận hơn. Thực tế, các ngân hàng

thương mại vẫn khá dè dặt khi cho các DNSN&CSN vay bởi nguy cơ nợ xấu và nợ khó đòi của loại hình doanh nghiệp này rất cao.

-Chính sách cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng DN siêu nhỏ và cận siêu nhỏ

Chính sách cho vay của một Ngân hàng thương mại phụ thuộc khá nhiều vào khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng và phụ thuộc vào từng thời kỳ kinh tế nhất định, nó được coi như là kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của mỗi Ngân hàng thương mại. Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường và phát triển hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình.

Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không có lãi suất ưu đãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của Ngân hàng

- Điều kiện tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo phải phải phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng thương mại nếu doanh nghiệp muốn nhận được vốn vay. Thông thường những DNSN&CSN sẽ khó khăn hơn trong điều kiện này bởi nhóm doanh nghiệp này chưa đủ uy tín hoặc thông tin chưa minh bạch để đáp ứng điều kiện vay tín chấp. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của tài sản bảo đảm tiền vay và khách hàng.

Điều kiện tài sản đảm bảo nới lỏng hay thắt chặt ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tài sản bảo đảm của khách hàng DNSN&CSN, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của nhóm khách hàng này.

- Nguồn vốn khả dụng: Vốn khả dụng của ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng; bên cạnh đó phải tuân thủ hạn mức tín dụng được ngân hàng nhà nước cho phép sử dụng trong năm. Như vậy, nguồn vốn khả dụng dồi dào đồng thời ngân hàng nhà nước nới hạn mức tín dung sẽ giúp ngân hàng chủ động và dễ dàng phát triển hơn trong nghiệp vụ cho vay đối với các khách hàng của mình.

-Kiểm soát nội bộ: Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong qui chế tín dụng cũng như qui trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng. Kiếm soát nội bộ của ngân hàng thương mại đưa ra cái nhìn tổng quan và khách quan, phát hiện những rủi ro tiềm tàng và có biện pháp kịp thời để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thương mại, nâng cao và phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng.

-Cơ sở vật chất và trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng thương mại:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới việc đẩy mạnh cho vay DNSN&CSN nói riêng và các hoạt động tín dụng khác của ngân hàng nói chung. Nếu cơ sở vật chất, thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho Ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Ngược lại, việc trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận được sẽ giúp Ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu phát

triển cho vay đối với khách hàng.

- Tổ chức nhân sự: Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động của một ngân hàng. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động cho vay, ngân hàng cần phải có một đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Trong bố trí sử dụng, người cán bộ tín dụng cần phải được sàng lọc kỹ càng và phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đổi của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người chuyên viên quan hệ khách hàng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Chuyên viên quan hệ khách hàng có trình độ, có kỹ năng và có đạo đức sẽ đưa ra được những tư vấn, giải pháp tài chính phù hợp cho khách hàng đồng thời đem lại lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thương mại. Từ đó, phát triển hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng DNSN&CSN nói riêng.

-Thông tin liên quan: Những thông tin liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, những ưu đãi của ngân hàng hay những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp,... là nhưng thông tin cần thiết, quan trọng, buộc ngân hàng và khách hàng phải nắm chắc. Nhưng trên thực tế, các DNSN&CSN lại khá thờ ơ với nguồn thông tin liên quan đến ngân hàng bởi lẽ họ thường khó tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp lớn, và nếu có thì cũng không thể đảm bảo những thông tin đó là chính xác. Vì thế, ngân hàng cần chủ động xây dựng hệ thống thông tin của riêng mình hoặc mở những buổi tư vấn miễn phí về các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng, để từ đó nhiều khách hàng tiếp cận được những sản phẩm của ngân hàng hơn, trong đó có DNSN&CSN. Bên cạnh đó, ngân hàng có đảm bảo được thông tin để đánh giá về DNSN&CSN là chính xác và kịp thời thì mới có thể đảm bảo được an toàn nguồn vốn vay của mình. Thông tin liên quan mang tính hai chiều, thông tin

đến từ phía ngân hàng thương mại và thông tin đến từ phía khách hàng SNSN&CSN, từ đó giúp cho hai bên hiểu và nâng cao hiệu quả cho vay đối với nhóm khách hàng này.

Một phần của tài liệu 1199 phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ tại NHTM CP quân đội chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w