3.3. Kiến nghị
3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ và cậnsiêu nhỏ
Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều không thể thiếu là những nỗ lực từ chính phía DNSN&CSN. Tỷ lệ các doanh nghiệp giải thể tăng hàng năm, năng lực thực tại của khách hàng là một trong những nguyên khiến cho nhóm doanh nghiệp này khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Do vậy, để gỡ bỏ rào cản gây đó, các doanh nghiệp cần gấp rút giải quyết các vấn đề:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ cần phải có giải pháp tạo và tăng vốn tự có: DNSN&CSN thường có vốn tự có thấp, chủ yếu là nguồn vốn đi vay. Điều đó dẫn đến sự phụ thuộc quá nhiều của doanh nghiệp vào nguồn vốn ngân hàng. Tức là nếu ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn thì doanh nghiệp hoạt động được, còn nếu không nhận được khoản vốn vay thì hoạt động sẽ bị trì trệ hoặc không hoạt động được. Để tăng vốn tự có, doanh nghiệp có thể huy động và tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn ngân hàng như vốn tự có của chủ doanh nghiệp, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu... Như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động trọng hoạt động kinh doanh của mình cũng như chủ động hơn trong việc sử dụng vốn của mình.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ cần nghiên cứu kỹ thị trường,ngành
nghề kinh doanh để xây dựng phương án kinh doanh có tính khả thi: Phương án kinh doanh khả thi là yếu tố quyết định đến việc quyết định cho vay vốn và lượng vốn vay được là bao nhiêu của ngân hàng. Do đó những phương án mà DNSN&CSN đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với nền kinh tế, có thể tạo ra lợi nhuận thì mới có thể tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng. Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp cần chủ động phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thực trạng của ngành nghề kinh doanh để có sự nhìn nhận khách quan và đưa ra hướng kinh doanh hợp lý. Khi nhận định được những rủi ro có thể xảy, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra phương án kinh doanh phù hợp và khả thi, tạo điều kiện cho
hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.
- Cập nhật công nghệ, kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị hiện đại, phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế hội nhập: Do hạn chế về vốn nên các DNSN&CSN thường chọn công nghệ phù hợp với khả năng tài chính của mình hơn là việc lựa chọn công nghệ hiện đại với nguồn vốn đầu tư cao, khấu hao chậm. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh, sau thời gian sản xuất thu được lợi nhuận, doanh nghiệp cần từng bước cải tiến công nghệ của các thiết bị đó để nâng cao năng suất sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp cần có lập ra các chiến lược để đổi mới dần công nghệ, để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm... Doanh nghiệp nên cố gắng cập nhật những tiêu chuẩn quốc tế để có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt, nếu có cơ hội có thể xuất khẩu để thu được lợi nhuận lớn hơn. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật công nghệ cần tăng cường nâng cao nguồn lao động bằng cách đào tạo tay nghề, thực hành thực tế,... để tránh lãng phí nguồn lao động tiềm năng của doanh nghiệp.
- Gia tăng tính minh bạch của thông tin tài chính: Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi tới ngân hàng thường thiếu minh bạch bởi không có sự kiểm toán độc lập. Báo cáo tài chính thuế chưa phản ánh đúng tình hình kinh doanh, năng lực tài chính. Điều này ảnh hưởng tới ngân hàng trong đánh giá và thẩm định về tài chính của doanh nghiệp Bởi vậy, các các DNSN&CSN cần nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính, chất lượng xử lý dữ liệu kế toán phục vụ cho việc lập và công bố báo cáo tài chính thông qua việc nghiên cứu, nắm vững các điều kiện về pháp lý và quản lý nhà nước (hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan đến quá trình công bố báo cáo tài chính, kiểm toán độc lập), nâng cao trình độ kiến thức về kế toán - tài chính của kiểm toán viên và ban lãnh đạo doanh nghiệp... Đồng thời, các doanh nghiệp cần xây dựng ban kiểm soát nội bộ, giám sát tính đúng, đủ của các khoản mục tài chính.
- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp: Nguồn nhân lực của DNSN&CSN đa phần là những lao động có trình độ tay nghề thấp mà doanh nghiệp tuyển dụng tại địa phương. Hiện nay, khi quảng bá về tiềm năng, lợi thế, chúng ta thường xem lao động giá rẻ như một lợi thế so sánh trong thu hút đầu tư. Nguồn lao
động vô cùng phong phú và dồi dào, nhưng lao động chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Với một nền kinh tế hội nhập, chất lượng lao động ngày càng được quan tâm và nó được đánh giá như một trụ cột quan trọng, động lực chính cho giai đoạn cạnh tranh kinh tế. Do vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp sớm phát triển nguồn nhân lực của mình thông qua đào tạo tay nghề, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp có thể phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã tập trung nghiên cứu ba nội dung: Định hướng phát triển cho vay các doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ, các giải pháp phát triển cho vay với nhóm khách hàng này tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng và một số kiến nghị.
Với định hướng kinh doanh chung và định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ và cận nhỏ của ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng luận văn đã chỉ ra năm (04) giải pháp cụ thể đối với bản thân Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng hiện nay để nâng cao khả năng cho vay và khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Hội sở ngân hàng TMCP Quân đội, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ để đảm bảo các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ và phát huy hiệu quả.
KẾT LUẬN
“Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hai Bà Trung” là một đề tài khá mới mẻ, cần đuợc quan tâm đúng mức để đảm bảo cho sự gặp gỡ của ngân hàng và các doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ hiệu quả.
MB Hai Bà Trung đã nỗ lực trong công tác phát triển cho vay khách hàng DNSN&CSN và đạt đuợc những kết quả đáng ghi nhận: Số luợng khách hàng, du nợ cho vay, thu nhập đem lại từ nhóm khách hàng DNSN&CSN đều tăng trong giai đoạn 2016 đến nay.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình tìm kiếm, tiếp cận, cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ tại MB Hai Bà Trung: (1) Tốc độ tăng số luợng và tỷ trọng khách hàng DNSN&CSN chua tuơng xứng với tiềm năng trên địa bàn; (2) Du nợ cho vay và tốc độ cho vay đối với nhóm khách hàng này còn khá khiêm tốn, chua khai thác tối đa hạn mức cấp cho khách hàng; (3) Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao, diên biến phức tạp qua các năm; (4) Khách hàng vẫn chua thực sự hài lòng với hoạt động cho vay của MB chi nhánh.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên:
- Nguyên nhân khách quan: (I)Quy trình tín dụng doanh nghiệp còn khá phức tạp, chua linh hoạt; (2) Chính sách cho vay chua linh hoạt; các sản phẩm, dịch vụ chua đa dạng; (3) Công tác bán hàng đối với khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ chua đuợc tập trung; (4) Quản trị rủi ro tín dụng chua thực hiện triệt để; (5) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị chua đáp ứng đuợc nhu cầu sử dụng của nguời dùng; (5) Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của chuyên viên quan hệ khách hàng còn hạn chế.
- Nguyên nhân chủ quan: (1) Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng thuơng mại trên địa bàn; (2) Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ (thông tin tài chính, DNSN&CSN chua có nhiều kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ và thủ tục của ngân hàng, Khả năng lập phuơng án kinh doanh thiếu
tính thuyết phục, Năng lực kinh tế và năng lực tài chính của các DNSN&CSN còn yếu); (3) Môi truờng pháp lý chua thuận lợi.
Dựa trên những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong quá trình phát triển cho vay khách hàng DNSN&CSN, luận văn đã chỉ ra đuợc bốn (04) giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và mang tính thực tiễn cao: (1)Nâng cao công tác bán hàng khách hàng DNSN&CSN; (2) Áp dụng linh hoạt hiệu quả các chính sách sản phẩm hiện hữu dành cho khách hàng DNSN&CSN; (3) Nâng cao công tác quản trị rủi ro truớc, trong và sau vay DNSN&CSN; (4) Nâng cao chất luợng nguồn nhân lực tại chi nhánh.
Đồng thời luận văn đã đua ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nuớc, Hội sở ngân hàng TMCP Quân đội, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ để đảm bảo các giải pháp trên đuợc thực hiện đồng bộ và phát huy hiệu quả từ đó phát triển cho vay DNSN&CSN tại MB Hai Bà Trung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh:
1. Beck, T., & Demirguc-Kunt, A. (2006). Small and medium-size
enterprises: Access to finance as a growth constraint. Journal of Banking & Finance, 30(11), 2931-2943
2. Cenni, S., Monferra, S., Salotti, V., Sangiorgi, M., & Torluccio, G. (2015). Credit rationing and relationship lending. Does firm size matter? Journal of Banking & Finance, 53, 249-265
3. Lee, N., Sameen, H., & Cowling, M. (2015). Access to finance for innovative SMEs since the financial crisis. Research Policy, 44(2), 370-380
4. Malhotra, M. (2007). Expanding access to finance: Good practices and policies for micro, small, and medium enterprises. Washington, D.C.: World Bank.
5. Torre, A. D., Peria, M. S., & Schmukler, S. L. (2008). Bank Involvement With SMES: Beyond Relationship Lending. Policy Research Working Papers.
Tài liệu Tiếng Việt:
6. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà Xuất Bản Thống Kê, 2010
7. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, 2009 .
8. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Góp ý bản dự thảo quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, Tạp chí Ngân hàng số 22,tháng 11/2010.
9. Dương Hữu Hạnh, Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu
10. Nguyễn Hồng Diệu Hương, Tóm tắt luận văn thạc sĩ "Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank - Chi nhánh Đà Nằng", Đà Nang 2012; (trích dẫn rút gọn: Nguyễn Hồng Diệu Hương, 2012).
11. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2014.
12. TS.Nguyễn Đức Thảo, Thực trạng rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, 2003.
13. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Giáo trình quản trị tài chính Doanh nghiệp,
NXB Lao Động, Hà Nội 2011.
14. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, 2009.
15. Nguyễn Đức Tú, Đề tài NCKH cấp Bộ ‘ ‘Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ”, Hà Nội 2012; (trích dẫn rút gọn: Nguyễn Đức Tú, 2012).
16. Đặng Thế Tùng, Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng Quyết định 493 và Quyết định 18 trong phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụngcủa TCTD, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 88, tháng 9/2009.
17. Trần Trung Tường, Đề tài luận văn thạc sĩ: ‘‘Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh 2011; (trích dẫn rút gọn: Trần Trung Tường, 2011).
18. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, bản dịch tiếng việt, NXB Tài chính, Hà Nội, 2004
Các website:
19. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, 2019, Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 7 và 7 tháng năm 2019, truy cập tại
20. https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/4970/tinh-hinh-dang-ky- doanh-nghiep-thang- 7-va- 7-thang-nam-2019. aspx
21. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, 2018, Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2018, truy cập tại
22. https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/4897/tinh-hinh-dang-ky- doanh-nghiep- thang- 12-va-nam-2 018.aspx
23. International Finance Corporation - World Bank Group, Định nghĩa của IFC về phân khúc khách hàng mục tiêu, truy cập tại
1 2 3 4 5
1. Ngân hàng luôn có nhân viên tư vấn tại bàn hướng dẫn để giúp đỡ khách hàng_____________
o o o o o
2. Khi bạn thắc mắc hay khiếu nại, Ngân hàng luôn giải quyết thỏa đáng, có đường dây nóng 24/24____________________________________
o o o o o
3. Nhân viên tín dụng của Ngân hàng phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn__________________
o o o o o
4. Chính sách vay vốn rất đa dạng phong phú và phù hợp với nhu cầu________________________
o o o o o
5. Nhân viên tín dụng sẵn sàng đến tận nơi của
bạn để tư vấn, hỗ trợ cho bạn ______________ o o o o o 6. Ngân hàng có những sản phẩm tín dụng đáp
ứng với nhu cầu của khách hàng______________ o o o o o 7. Nhân viên tín dụng luôn giúp khách hàng
hoàn thiện hồ sơ thủ tục vay vốn, có tính chuyên nghiệp cao_______________________________
o o o o o
8. Mức cho vay luôn đáp ứng đủ nhu cầu_______ o o o o o
9. Lãi suất vay rất cạnh tranh_________________ o o o o o
10. Nhân viên tín dụng của Ngân hàng bao giờ cũng lịch sự, nhã nhặn với bạn, có trách nhiệm trong công việc____________________________
o o o o o
11. Thời gian giải ngân vốn vay nhanh_________ o o o o o
12. Quy trình vay vốn rất khoa học____________ o o o o o
24. https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/industry ext content/ifc external co rporatesite/financial+institutions/priorities/ifcs+defmitions+of+targeted+sectors
25. Ngân hàng Thế giới, Tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Cải thiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tài chính và tìm giải pháp sáng tạo để mở khóa nguồn vốn, truy cập tại https://www. worldbank.org/en/topic/smefinance
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG
Xin chào Ông/Bà
Tôi hiện là học viên cao học của trường Học viện Ngân hàng. Để thực hiện cho luận văn tốt nghiệp liên quan tới cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ và cận siêu nhỏ, tôi rất mong nhân được những đóng góp quý báu của Ông/Bà theo bảng hỏi dưới đây.
Tôi xin cam đoan các thông tin này hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xin Ông/Bà cho biết mức điểm hài lòng khi vay vốn tại MB Hai Bà Trưng bằng cách tích dấu “v” duy nhất cho một phát biểu vào ô điểm tương ứng với quy ước như sau:
1. Hoàn toàn không hài lòng; 2: Không hài lòng; 3. Bình thường; 4. Hài lòng; 5. Hoàn toàn hài lòng
14. Nhân viên NH thường xuyên liên lạc với
khách hàng_______________________________ o o o o o 15. Cơ sở vật chất của Ngân hàng rất hiện đại o o o o o
16. Ngân hàng có điểm giao dịch rất thuận lợi
với bạn__________________________________ o o o o o 17. Các quy định, quy trình làm việc của bộ
phận tín dụng được công khai, rõ ràng__________ o o o o o 18. Ngân hàng sắp xếp các quầy giao dịch, các
bảng biểu và kệ tài liệu rất khoa học và tiện lợi cho khách hàng____________________________