Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN (Trang 25 - 28)

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.3 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế

1.2.3.1 Đối với bản thân mỗi ngân hàng

Nhu chúng ta cũng biết, tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng trên 60% quy mô tổng tài sản của ngân hàng, là hoạt động kinh doanh chủ yếu và tạo ra nguồn thu chính cho ngân hàng thuơng mại. Một ngân hàng mà hoạt động tín dụng yếu thì khó có thể cạnh tranh và phát triển bền vững đuợc. Hoạt động tín dụng ngân hàng tạo cơ sở vững chắc cho ngân hàng trong việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, giúp cải thiện nguồn thu nhập và phân tán rủi ro. Một khách hàng ngoài việc có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn có thể sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng khi có nhu cầu giúp tạo nguồn thu bổ sung (phí, tiền trong thanh toán...) cho ngân hàng. Thông qua việc tìm hiểu về các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, các ngân hàng còn có điều kiện để phát triển dịch vụ tu vấn cho khách hàng, tăng cuờng uy tín và hình ảnh của ngân hàng, giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trong dân chúng, tạo đà cho ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững.

1.2.3.2 Đối với khách hàng của ngân hàng

Hoạt động tín dụng ngân hàng giúp khách hàng thỏa mãn đuợc các nhu cầu cần thiết, cấp bách ngay cả khi chua có đủ tiền. Chẳng hạn nhu trong cho vay tiêu dùng, thông qua quan hệ vay muợn ngân hàng, khách hàng có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện chua tích lũy đủ nhu: mua nhà,mua ôtô, đi du lịch, chi phí

chi tiêu cho y tế, giáo dục để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hay như trong tín dụng doanh nghiệp, khách hàng là các doanh nghiệp có thể có đủ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng những công trình mới, mua máy móc, thiết bị, vật tư, đáp ứng các nhu cầu về vốn lưu động hay vốn cố định của khách hàng, giúp cải thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hay như trong nghiệp vụ bảo lãnh, mặc dù ngân hàng không trực tiếp cấp vốn nhưng khách hàng vẫn được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như đi vay thực sự...

1.2.3.3 Đối với nền kinh tế

> Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Một thực tế cho thấy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau để cho nhau vay. Hoặc nếu có thể gặp nhau thì tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí. Các ngân hàng ra đời là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn đã khắc phục được những nhược điểm của hình thức cấp tín dụng trực tiếp nêu trên. Nghĩa là ngân hàng thu hút tập trung mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội, góp phần thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn là công cụ tài trợ cho những ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Các ngân hàng luôn bám sát chương trình, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của ngành để vừa đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho sản xuất kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chú trọng đầu tư vào các ngành mũi nhọn, sản phẩm chủ lực của đất nước.

Một thực tế cho thấy, Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện Công nghiệp hóa

- Hiện đại hóa đất nước, nhưng do thị trường vốn của nước ta vẫn chưa phát triển (thị

trường chứng khoán vẫn còn non trẻ và nhiều biến động) ngân hàng giữ vai trò chủ yếu

trong việc tạo vốn cho quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nền kinh tế. Cơ cấu tín

dụng nước ta đã có sự thay đổi theo hướng mở rộng tín dụng trung, dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố (đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

tại tất cả các ngành, hỗ trợ tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố

theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp tạo tiền đề cho quá trình chuyển sang

cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

> Góp phần ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ.

Thông qua tín dụng ngân hàng, có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Khi các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng sẽ dẫn tới tình trạng khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên (Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát). Ngược lại, việc thu hẹp khối lượng tín dụng sẽ giảm khối lượng tiền trong lưu thông, việc thắt chặt tiền tệ này giúp nền kinh tế có thể thoát khỏi tình trạng lạm phát cao. Như những tháng đầu năm 2008, khi lạm phát nước ta lên tới mức hai con số, để giảm lượng tiền mặt trong lưu thông các ngân hàng ngoài việc tăng lãi suất huy động bù lạm phát để thu hút luồng tiền gửi của dân cư, còn hạn chế cấp tín dụng cho khách hàng.

> Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.

Hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh

tế, giúp ổn định giá trị tiền tệ, nâng cao cơ sở hạ tầng xã hội... từ đó tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhất là khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới như ngày nay thì việc các

nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta là một khả năng rất dễ thấy.

Việt Nam hiện nay đã tham gia vào các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF.. .và cũng có đại lý ngân hàng tại các nước khác nhau trên thế giới. Các đơn vị cần vốn không chỉ có thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước mà còn có thể vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế. Như vậy, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, là cầu nối cho việc giao lưu kinh tế và là

phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

> Thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Để có thể hoàn trả đúng hạn cho ngân hàng và nhận lại tài sản đảm bảo, đòi hỏi các đơn vị kinh tế khi sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động của mình đủ bù đắp chi phí và có lãi. Các doanh nghiệp phải khai thác triệt để mọi tiềm năng hay nguồn lực của mình để tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí không cần thiết, tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, cụ thể, chi tiết tất cả mọi nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh đảm bảo minh bạch, tránh thất thoát, quản lý chặt chẽ dòng tiền vào, ra khỏi đơn vị. Áp lực trả nợ cho ngân hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN (Trang 25 - 28)