Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN (Trang 79 - 83)

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚ

2.3.1 Những kết quả đạt được

Bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải quan tâm thích đáng đến chất lượng tín dụng như là một nguyên nhân cơ bản gây ra phá sản ngân hàng. NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ Sơn ý thức được như thế, đã và đang xây dựng “Văn hoá tín dụng” lành mạnh với quy trình tín dụng hướng theo chuẩn mực quốc tế. Quan điểm mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng luôn được quán triệt. Do đó có thể thấy trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt một số kết quả đáng kể sau:

Một là, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ từng món vay của mình.

Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng và hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế của mỗi Phòng giao dịch và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường xuyên của Ban giám đốc đã giúp cho các Phòng giao dịch có định hướng và mục tiêu phát triển trong hoạt động. Các chỉ tiêu về dư nợ, thu lãi tín dụng, thu về hoạt động tín dụng được kiểm tra giám sát thường xuyên đã tạo động lực thúc đẩy các Phòng giao dịch phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra.

dụng chung trong toàn hệ thống Agribank theo mô hình ngân hàng đa năng, bán chéo sản phẩm, hướng khách hàng tới việc sử dụng nhiều dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này giúp công tác tín dụng và hành vi tín dụng theo chuẩn tắc nhất định,

từ đó giảm thiểu được rủi ro tín dụng và phát triển một cách toàn diện, thu được lợi

ích cao nhất từ một khách hàng.

Trong giai đoạn 2010- 2015, NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ Sơn đã từng bước kiểm soát được quy mô, chất lượng và an toàn tín dụng. Thông qua các đợt kiểm tra, rà soát đánh giá công tác tín dụng và trình độ nghiệp vụ của nhân viên, công tác quản trị tín dụng đã được tăng cường và đang từng bước được xử lý theo chuẩn mực quốc tế. Chất lượng của những khoản tín dụng gần đây được nâng cao rất nhiều do việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng thông tin và hệ thống công nghệ.

Hai là, tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro.

Việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu bất thường được Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm và có những phương sách rất cương quyết để giải quyết vấn đề này. Cụ thể như sau:

Ban giám đốc, Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, nhân viên tín dụng, nhân viên phòng Kế toán ngân quỹ phối hợp nhịp nhàng để đưa ra kế hoạch cụ thể đối với từng khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

Cán bộ tín dụng phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng khác để có biện pháp quản lý từng món nợ hiệu quả nhất theo đúng quy định của pháp luật.

Cán bộ tín dụng vạch ra kế hoạch cụ thể trước khi tiếp cận khách hàng có những món nợ xấu, nợ quá hạn.

Ban giám đốc đưa ra kế hoạch làm việc cụ thể cho từng khoản vay đã quá hạn, món nợ xấu và những món nợ có dấu hiệu rủi ro.

Luôn xác định xử lý nợ tồn đọng là công tác trọng tâm, là việc làm thường xuyên nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng.

Ba là, thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên và liên tục

tắc, có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận chức năng: bộ phận tín dụng, bộ

phận kế

toán, bộ phận quản lý tài sản đảm bảo.

Trước mắt, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo được tiến hành đối với các tài sản đảm bảo của các món nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 để làm cơ sở xác định đúng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ quá hạn.

Việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên giúp Ngân hàng nắm bắt được tình hình thực tế về chất lượng và giá trị thị trường của tài sản đảm bảo, từ đó điều chỉnh hạn mức cho vay phù hợp giá trị thực tế của tài sản đảm bảo, đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ từ tài sản đảm bảo của Ngân hàng khi có rủi ro xẩy ra.

Bốn là, chú trọng đến việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tăng cường về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của một cán bộ tín dụng đầy đủ bản lĩnh, trình độ và nhân cách.

Phòng Hành chính chịu trách nhiệm đầu mối thực hiện:

+ Đối với cán bộ đang công tác tại ngân hàng, Ngân hàng thực hiện đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi theo quan điểm chỉ đạo chung của ngân hàng.

+ Đối với cán bộ mới tuyển dụng, Ngân hàng bồi dưỡng kiến thức về hội nhập, giáo dục về tổng quan nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp ngân hàng.

Nhờ đó, sau mỗi khoá học nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng ở tất cả các tầng bậc cán bộ làm công tác tín dụng được nâng cao hơn một bước. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức cao hơn trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.

Năm là, phát triển khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược.

Định hướng của Ngân hàng trong những năm vừa qua là hướng tới các đối tượng khách hàng là kinh tế hộ và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay. Ngân hàng cung cấp sản phẩm chọn gói đối với khách hàng, bao gồm cả tiền gửi, dịch vụ và tiền vay, dịch vụ khác, điều này sẽ làm gia tăng lợi ích cho Ngân hàng từ một khách hàng.

Ngoài việc phát triển khách hàng là hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc hướng tới các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, uỷ thác đầu tư Ngân hàng cũng dần được quan tâm và đưa vào chiến lược phát triển khách hàng của mình. Đây là định hướng đúng phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng.

Việc hướng tới các mục tiêu khách hàng nói trên nhằm đánh giá các lĩnh vực đầu tư an toàn, tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm ẩn và có mức rủi ro lớn.

Sáu là, thực hiện tốt chính sách cho vay, quy trình tín dụng.

Ngân hàng thực hiện đúng những quy định chính sách cho vay như: cho điểm và xếp loại khách hàng trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính và định lượng về khách hàng. Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR trên cơ sở đó có sự đánh giá chính xác hơn chất lượng của danh mục tín dụng sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro tín dụng.

Cán bộ tín dụng tuân thủ nghiêm túc chính sách cho vay và quy trình tín dụng: thẩm định, đánh giá khách hàng và phương án vay vốn theo đúng quy trình, coi trọng khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cho đến khi tất toán các khoản vay.

Bẩy là, đổi mới hình thức tín dụng tập trung

Phòng Kế hoạch kinh doanh thực hiện toàn bộ các chức năng của công tác tín dụng từ khâu lập kế hoạch, thực hiện chỉ tiêu tín dụng hàng năm, kiểm soát rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng của phòng làm tất cả các khâu của quy trình tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định, cho vay, kiểm soát sau khi cho vay đến tất toán khoản vay hoặc theo dõi rủi ro tín dụng nếu khoản vay đó được xếp vào danh mục khoản nợ có dấu hiệu rủi ro. Các chức năng trong hoạt động tín dụng được làm rõ, các cấu phần trong xử lý tín dụng mang tính chuyên sâu và độc lập. Chức năng hoạch định tín dụng, xây dựng cơ chế chính sách tín dụng, quản lý nợ xấu được hình thành do một Phó Giám đốc phụ thách nên việc chỉ đạo, điều hành, kiểm soát, chất lượng tín dụng được chủ động, tích cực và kịp thời góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

Tám là, xây dựng, hoàn thiện, tuân thủ quy trình tín dụng.

Ngân hàng luôn luôn nhấn mạnh quy trình tín dụng là công tác hết sức quan trọng và phải đuợc thực hiện truớc tiên, bắc đầu từ việc tìm hiểu thực tế kinh nghiệm các ngân hàng đi truớc và tham khảo mô hình ngân hàng nuớc ngoài để xây dựng mô hình huớng tới mức chuẩn cho mình. Thực tế quy trình tín dụng hiện Ngân hàng đang áp dụng là NHNN&PTNT Việt Nam xây dựng và triển khai thực hiện trong toàn hệ thống Agribank, đuợc tham muu và hỗ trợ từ phía các chuyên gia ngân hàng trong và ngoài nuớc.

Quy trình tín dụng thực hiện theo bộ quy định chung của Agribank đuợc thể hiện qua: quy trình thẩm định và cho vay, quy trình xử lý chứng từ, quy trình kiểm soát, quy trịnh thu hồi nợ, quy trình tất toán khoản vay, quy trình xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, quy trình chỉ đạo, quy trình phòng ngừa và xử lý rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w