Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN (Trang 32 - 35)

1.3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ

nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại

1.3.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Chính sách tín dụng:

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đuờng lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nuớc đã đề ra, đồng thời phối hợp hài hòa giữa quyền lợi của nguời gửi tiền, của ngân hàng với nguời sử dụng vốn vay. Để đạt đuợc nhu vậy chính sách tín dụng phải đuợc xây dựng một cách khoa học và thực tiễn.

- Thông tin tín dụng:

Nhờ có thông tin tín dụng mà nguời quản lý có thể đua ra những quyết định cần

thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, nâng cao hiệu quả tín dụng,

giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu nhập đuợc từ các nguồn thông

tin sẵn có của ngân hàng hay từ các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh.

- Công tác tổ chức ngân hàng:

Nhân tố này không chỉ tác động đến chất luợng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức đuợc sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc đuợc tiến hành một cách cụ thể, rõ ràng có sự gắn kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ đuợc

thực hiện kịp thời, công tác quản lý tín dụng trở nên hiệu quả và an toàn hơn.

- Chất lượng nhân sự:

Chất luợng nhân sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt trong hoạt động ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Cán bộ công nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, là hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất luợng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp phòng ngừa tối đa sai phạm trong quá trình kinh doanh, đem lại sự tin tuởng về chất luợng từ phía khách hàng.

- Công tác kiểm soát nội bộ:

Đây là công tác mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải tiến hành thuờng xuyên nhằm nâng cao chất luơng cũng nhu hiệu quả kinh doanh, đáp ứng đuợc yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện tốt công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt làm công tác này đồng thời có chế độ thuởng phạt nghiêm minh. Có nhu vậy công tác tín dụng mới đuợc thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất luợng tín dụng.

1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

- Năng lực của doanh nghiệp:

Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả, nhung nhiều khi do năng lực kinh doanh còn hạn chế doanh nghiệp không thực hiện đuợc mục tiêu đã đề ra và làm ảnh huởng đến khoản tín dụng mà doanh nghiệp đã nhận từ ngân hàng.

- Trình độ quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp:

Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn kiến thức cũng nhu kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán đuợc các biến động của thị truờng, yếu kém trong khâu Marketing sản phẩm... Do sự bảo thủ, không dám đổi mới làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng ngân hàng không thu hồi đuợc khoản cho vay.

Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đế khả năng của nguời vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhung thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận đuợc tiền vay. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt đuợc hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra những nguời có đạo đức kém cũng có thể tham nhũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn vay thấp, nhiều khi làm ngân hàng không thu hồi đuợc khoản cho vay. Do vậy, công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng là rất quan trọng.

1.3.3.3 Các nhân tố khách quan khác

Ngoài những nhân tố chủ quan trên cũng có nhiều nhân tố khách quan mà tác động của nó cũng ảnh huởng không nhỏ đến chất luợng của các khoản tín dụng ngân hàng.

- Tác động của môi trường kinh tế:

Đây là nhân tố luôn ảnh huởng đến khả năng tài chính của nguời vay hay rõ hơn là nếu môi truờng kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh huởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho ngân hàng do đó ảnh huởng đến chất luợng của khoản tín dụng đó của ngân hàng. Nguợc lại nếu môi truờng kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi đuợc vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu đuợc sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp đuợc đảm bảo. Khoản vay sẽ đuợc trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có chất luợng tốt.

- Tác động của môi trường pháp lý:

Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thuơng mại nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng, cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo đuợc chất luợng tín dụng của các doanh nghiệp đó với ngân hàng. Và nguợc lại, nếu môi truờng pháp lý không hoàn chỉnh, có nhiều lỗ hổng thì sẽ tác động xấu đến cả ngân hàng và doanh nghiệp từ đó làm cho chất luợng của khoản tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ

thấp và khó có thể thu hồi được.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước:

Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại... có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Vì vậy các chủ trương, chính sách của nhà nước cần phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng.

- Các yếu tố thiên tai:

Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tính thời vụ. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước có thành phần kinh tế nhà nước, trong đó doanh nghiệp trong các ngành nông lâm ngư nghiệp lại chiếm một

tỷ lệ không nhỏ thì yếu tố có ảnh hưởng rất lớn. Khi thiên tai xảy ra: lũ lụt, mưa bão, hạn hán. .làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị gián đoạn nhiều khi gây hậu quả rất xấu dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc không thể trả được khiến cho chất lượng các khoản tín dụng bi giảm sút.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w