+ Cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và đóng vai trò là nguời chủ trì liên kết các ngân hàng thuơng mại trong việc thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: về phí chuyển tiền, về kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là đuờng truyền thông tin.
+ Ngân hàng Nhà nuớc tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Đồng thời cần nghiên cứu đua ra các cảnh bảo sớm về các rủi ro tiềm ẩn mà các ngân hàng thuơng mại đang và sẽ đối mặt: rủi ro tập trung danh mục, rủi ro về môi truờng kinh tế, rủi ro chính trị ....đây là những cảnh báo sớm rất hữu ích cho các ngân hàng thuơng mại trong điều kiện thông tin thu thập còn nhiều hạn chế.
+ Ngân hàng Nhà nuớc cần nâng cao hơn nữa chất luợng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC của ngân hàng Nhà nuớc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có biện pháp tuyên truyền để các ngân hàng thuơng mại nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
+ Với vai trò là cơ quan đầu mối quản lý vĩ mô của nhà nuớc trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng Nhà nuớc cần có những phân tích và dự báo về diễn biến thị truờng tín dụng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở các biến số kinh tế, tiền tệ vĩ mô thông qua các mô hình định tính và định luợng phù hợp. Thông qua đó cung cấp các đánh giá và dự báo vĩ mô về diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất luợng cao để các ngân hàng thuơng mại có cơ sở tham khảo một cách tin cậy khi hoạch định chiến luợc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của mình.
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung uơng xuống cơ sở và có sự độc lập tuơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nuớc, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của uỷ ban Basel, tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong thanh tra.