3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát
soát khoản vay
Trong khâu thẩm định khách hàng, Cán bộ tín dụng phải luôn đặt các tiêu chí nhu thẩm định tu cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực tài chính, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoàn trả nợ vay, uy tín của khách hàng đó là những thông tin đuợc xếp vào vị trí quan trọng hàng đầu và phải đuợc cán bộ tín dụng tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình và thực hiện đúng tất cả các quy định đã đề ra khi thực hiện thẩm định khách hàng.
Ngân hàng cần xây dựng thủ tục và quy trình kiểm tra chéo và kiểm tra đột suất đối với những khách hàng vay giữa các địa bàn và giữa các cán bộ tín dụng với nhau.
Mặt khác, vẫn còn một số nhân tố chua đuợc cán bộ tín dụng quan tâm trong quá trình thẩm định. Đó là các chỉ số dự báo truớc khi cho vay nhu: giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát, chỉ số tiêu dùng và các biễn cố có thể dự đoán về nền kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin đó, các bộ tín dụng cần có ý kiến cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng.
ngành nghề có xu hướng phát triển trong nền kinh tế theo từng thời kỳ để cho vay:
Ngân hàng nên thành lập một bộ phận hỗ trợ chuyên thực hiện công việc là tìm hiểu
thị trường, xu hướng phát triển ngành nghề trên tầm vĩ mô với những chuyên
gia có
nhiều kinh nghiệm. Bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn
nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược
quản trị rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng
của mình. Từ những thông tin thu thập và kết quả phân tích đó thông báo trên toàn
hệ thống ngân hàng. Thông tin này có giá trị rất lớn đối với cán bộ tín dụng trong
công tác thẩm định khách hàng của nhân viên tín dụng và đưa ra quyết định cho vay
hay không cho vay. Ngân hàng cần nhanh nhậy tiếp cận, mở rộng quy mô theo xu
thế phát triển chung của nền kinh tế.
Các điều kiện tín dụng thường thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay cũng như khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, do đó sau khi cho vay cần chú trọng nhiều hơn trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng các khản vay đảm bảo cho vốn tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Vì thế, định kỳ ngân hàng cần tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục của dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư hàng hoá thông qua các báo cáo định kỳ của khách hàng .... Nếu phát hiện có những dấu hiệu sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị thu hồi nợ sớm hoặc chuyển nợ quá hạn.
Không quá lệ thuộc vào tài sản đảm bảo, mà chú trọng vào tính khả thi của dự án đầu tư, năng lực tài chính và khả năng trả nợ vay của khách hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn danh mục tài sản đảm bảo cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng vì khi khách hàng vay không có khả năng thanh toán thì tài sản đảm bảo là nguồn thu duy nhất để bù đắp tổn thất nhưng việc thu hồi này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính pháp lý của tài sản đảm bảo, khả năng chuyển đổi nhanh chóng của tài sản. Do đó lựa chọn tài sản nào làm tài sản đảm bảo là một vấn đề rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến việc xử lý và thu
hồi khi có rủi ro.