Chi từ hoạt động tín dụng tại NHNN&PTNT Chi nhánh Từ Sơn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN (Trang 54 - 69)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh NHNN&PTNT CN Từ Sơn)

về chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí xong

tỷ trọng chi phí dịch vụ tín dụng chiếm trong tổng chi phí thấp hơn tỷ trọng thu nhập từ

hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập và tốc độ tăng trưởng nguồn thu tín dụng cao hơn

chi phí. Nhờ đó mà lợi nhuận từ hoạt động tín dụng từ 63.098 triệu đồng năm 2011 tăng

lên 65.306 triệu đồng năm 2012, năm 2013 là 74.881 triệu đồng và 76.590 triệu đồng đến

thời điểm 2014. Theo đó, quỹ thu nhập hàng năm của NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ

Sơn gần như tăng đều qua các năm. Năm 2011 là 55.235 triệu đồng, năm 2012 do tình

hình nợ xấu tăng cao làm quỹ tiền mặt giảm xuống là 52.012 triệu đồng , năm 2013 là

53.062 triệu đồng. Đến năm 2014 với tổng thu nhập 55.680 triệu đồng điều đó cho thấy

NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ Sơn đang phát triển rất ổn định và bền vững, kinh doanh rất có hiệu quả thể hiện tính năng động trong hoạt động tín dụng của mình. Để có

được kết quả đáng kể đó, đặc biệt nửa cuối năm 2012 và đầu năm 2013 môi trường kinh

doanh có nhiều biến động, rủi ro tiềm ẩn trong mọi hoạt động, thêm nữa với sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt nhưng với nỗ lực của mình NHNN&PTNT

Chi

nhánh Thị xã Từ Sơn đã không ngừng khơi thông đầu vào, đi đôi với việc mở rộng tín

(triệu đồng) đồng) đồng) đồng) 1. THU NHẬP 217.658 100% 198.178 100% 182.135 100% 179.263 100% 91% 92% 98% 94% + Thu từ hoạt động tín dụng 192.287 88% 188.885 95% 165.259 91% 164.356 92% 98% 87% 99% 95% + Thu ngoài tín dụng 25.371 12% 9.293 5% 16.876 9% 14.907 8% 37% 182% 88% 102% 2. CHI PHÍ 168.123 100% 159.123 100% 142.635 100% 132.785 100% 95% 90% 93% 93% + Chi từ hoạt động tín dụng 129.189 77% 123.579 78% 90.378 63% 87.766 66% 96% 73% 97% 89% + Chi ngoài tín dụng 38.934 23% 35.544 22% 52.257 27% 45.019 34% 92% 147% 86% 108%

3. Lợi nhuận từ hoạt động

tín dụng 63.098 65.306 74.881 76.590 103% 115% 102% 107%

4. Quỹ thu nhập 55.235 52.012 53.062 55.680 94% 102% 105% 100%

Bảng 2.3: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT - chi nhánh thị xã Từ Sơn

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN

2.2.1 Một số nét về thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Thị xã Từ Sơn là địa bàn thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thông thuận tiện,

cách Hà Nội khoảng 20km,... vì vậy những năm gần đây Từ Sơn có tốc độ tăng truởng

lớn. Năm 2014, tốc độ tăng truởng kinh tế của thị xã Từ Sơn đạt 7,6% cao hơn tốc độ

tăng truởng kinh tế toàn quốc. Với sự tăng truởng kinh tế không ngừng, năm 2008 Từ

Sơn đã đuợc chuyển từ huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn. Hiện tại, thị xã Từ Sơn có

11 cụm công nghiệp với trên 500 doanh nghiệp, hàng nghìn hộ sản xuất kinh doanh tại

các làng nghề nhu đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt thép Châu Khê, dệt Tuơng Giang, bánh phu thê Đình Bảng,. Do đặc điểm làng nghề bánh phu thê, dệt Tuơng Giang là vốn nhỏ và quay vòng vốn lớn nên những làng nghề này ít có nhu cầu vay vốn. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ và sắt thép cần có một luợng vốn lớn đặc biệt là vào thời mùa vụ

nhu mùa xây dựng đối với làng nghề sắt thép, cuối năm đối với làng nghề gỗ. Vốn của

các làng nghề này không thể quay vòng ngay và ngày càng phát triển do đó nhu cầu vay vốn ngân hàng ngày càng cao. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ và làng nghề sắt thép Châu Khê đều thuộc đặc điểm làng nghề một nghề nên các khách hàng trong

cùng làng nghề có tính chất hoạt động tuơng tự nhau.

Làng nghề tại Từ Sơn phát triển mạnh mẽ từ những năm 2000, tốc độ tăng truởng hàng năm khoảng 30%, đua kinh tế làng nghề nói riêng và Thị xã Từ Sơn nói chung phát triển nhanh chóng. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thị xã Từ Sơn là 5.646 tỷ đồng, đạt 96,5% so với kế hoạch và tăng 0,7% so với năm 2013. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm gần đây, giá trị sản xuất tại Từ Sơn không hoàn thành so với kế hoạch. Tính đến 31/12/2014, sản xuất gỗ đạt 87.587 bộ tăng 1,85% so với năm 2013, sản xuất kim loại đạt 565 tấn tăng 1% so với năm 2013. Giá trị sản xuất của thị xã giảm do ảnh huởng chung từ khó khăn của nền kinh tế, sức mua trên thị truờng giảm mạnh đặc biệt là về sản phẩm sắt thép cho xây dựng. Chỉ tính riêng trong năm 2014, Việt Nam có khoảng

50.000 doanh nghiệp đóng cửa và ngừng hoạt động, nếu so sánh với con số này thì phát triển của các DNNVV tại Từ Sơn là tương đối bền vững.

Tốc độ phát triển kinh tế càng nhanh thì tốc độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề này cũng gia tăng nhanh chóng, hàm lượng các chất độc đều vượt hơn 1 lần so với mức cho phép. Bên cạnh đó, việc sản xuất tại các làng nghề vẫn mang đậm tính chất gia đình, hoạt động nhỏ lẻ, từ đó người dân khó có thể mở rộng quy mô sản xuất. Để có thể giúp làng nghề tại Thị xã Từ Sơn phát triển, cơ quan nhà nước cần có chính sách để xử lý ô nhiễm môi trường và tập trung sản xuất cho khu vực làng nghề này.

Kinh tế gặp khó khăn, thu nhập của dân cư giảm do đó nhu cầu về sản phẩm gỗ truyền thống cũng bị ảnh hưởng nên giá trị sản phẩm gỗ tương đối lớn, một bộ bàn ghế gỗ có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng đang giảm mạnh nên nhu cầu về sắt thép Châu Khê cũng bị giảm so với trước. Trong khi dư nợ cho vay đối với các DNNVV của chi nhánh chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ toàn chi nhánh. Trước thực tế này, NHNN&PTNT chi nhánh thị xã Từ Sơn cần nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNVV để đạt hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

2.2.2 Quy trình tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Cơ sở pháp lý

Chính sách tín dụng của NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ Sơn thực hiện theo các quy định của Nhà nước, chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước như: Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài,... và các quy định, văn bản khác có liên quan.

Ngoài ra do là một chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam, các chính sách tín dụng của NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ Sơn thực hiện theo các quyết định sau:

đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

- Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Agribank.

- Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của hội đồng thành viên NHNN&PTNT Việt Nam, về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank. Quyết định này đuợc xây dựng trên cơ sở Thông tu số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam. Quyết định 450 đuợc áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Agribank.

- Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của hội đồng thành viên Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, về việc ban hành Huớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 7/8/2014 về việc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

- Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 1/8/2014 về việc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

- Quyết định số 311/QĐ-NHNo-TCKT ngày 27/3/2014 về việc ban hành Quy

định luân chuyển, xử lý chứng từ hạch toán kế toán trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

- Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/1/2014 về việc ban hành Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Và các quyết định liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng, xử lý rủi ro và quy trình về nghiệp vụ hậu kiểm, kiểm soát, kế toán,...

b. Quy trình tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy trình tín dụng đuợc bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và kết thúc khi kế toán tất toán thanh lý hợp đồng vay, có thể mô tả

quy trình tín dụng của NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ Sơn qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng của NHNN&PTNT Từ Sơn

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh NHNN&PTNT CN Từ Sơn)

Khách hàng lập hồ sơ xin vay ÷ cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, tiến hành nghiên cứu, đánh giá, xem xét các điều kiện vay vốn, hoàn tất hồ sơ và chuyển sang lãnh đạo phòng ÷ Lãnh đạo phòng Kế hoạch kinh doanh xem xét lại và hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định để trình lên Ban giám đốc (Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách kinh doanh) ÷ Hồ sơ vay đã đuợc hoàn tất Ban giám đốc duyệt cho vay cấp vốn.

c. Quy định chính sách cho vay

Để thực hiện mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định chính sách cho vay.

* Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ đuợc tiếp nhận và huớng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này đuợc thực hiện bởi nhân viên tín dụng.

* Thẩm định, xét duyệt vay vốn, phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín dụng trước khi cho vay.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ lập tờ

trình thẩm định tài sản đảm bảo sau khi đã được hội đồng thẩm định gồm đại diện phòng Ke hoạch kinh doanh, phòng kiểm soát và phòng kế toán ngân quỹ thẩm định. Nhân viên tín dụng cũng lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân ...), kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC), nguồn thông tin từ phòng phòng ngừa rủi ro của NHNN&PTNT Việt Nam để đánh giá uy tín của khách hàng. Đồng thời để kiểm tra năng NHNN&PTNT lực tài chính của khách hàng NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ Sơn chủ yếu dựa vào thông tin kế toán, nó được phản ánh tổng hợp trên 4 loại báo cáo chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài chính) từ đó thẩm định các nội dung chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu; về tình hình công nợ như nợ phải trả, nợ phải thu; về hàng tồn kho; về khả năng thanh toán; về doanh thu; về kết quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cán bộ tín dụng xuống tận doanh nghiệp để xem cơ sở vật chất, trang thiết bị, khoản đầu tư ... có khớp đúng với thông tin mà khách hàng cung cấp, thăm dò ý kiến của công nhân doanh nghiệp hoặc khách hàng truyền thống xem doanh nghiệp có thực sự lãi hay không, có trả lương đúng kỳ, đầy đủ hay không. cán bộ tín dụng thẩm định thông tin tài chính khách hàng ở cả thời điểm trước và tại thời điểm vay vốn.

Thêm nữa phải tiến hành thẩm định dự án vay, cần phân tích phương án vay vốn

trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký không? thẩm định thị trường sản phẩm dự án xem xét dung lượng thị

trường, xu hướng biến động thị trường, phân tích khả năng canh tranh sản phẩm từ

dự án

nó quyết định thành công của thực hiện dự án, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của dự

án, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo không?

Sau khi hoàn tất việc thẩm định trên các mặt, xác định được độ tin cậy của thông tin, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình thẩm định khách hàng. Việc thẩm định vốn vay để đạt hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có nghiệp vụ

chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có những nhận định chính xác về tính khả thi cũng nhu hiệu quả của mỗi phuơng án.

Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên tín dụng trình truởng phòng Kế hoạch kinh doanh xem xét, kiểm tra. Nếu có vấn đề vuớng mắc đề nghị cán bộ tín dụng giải thích và bổ sung thêm, kiểm tra và thông qua nếu không còn vấn đề gì vuớng mắc. Sau đó trình ban giám đốc phê duyệt. Tối đa hai ngày làm việc kể từ khi dự án đuợc quyết định phê duyệt hay không phê duyệt, nhân viên tín dụng phải thông báo kết quả cho khách hàng.

* Kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng trong khi cho vay.

Có thể nhận thấy để hạn chế rủi ro tín dụng thì truớc hết, công tác thẩm định, đánh giá khách hàng truớc khi cho vay là rất quan trọng. Tuy nhiên nguy cơ rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra sau khi cho vay nên cần phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhu chính cán bộ ngân hàng trong quá trình vay.

Hiện tại, việc kiểm tra, giám sát tín dụng sau khi cho vay tại NHNN&PTNT Chi nhánh Thị xã Từ Sơn đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Cán bộ tín dụng giám sát hầu hết các công việc nhu: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản; kiểm tra hạn mức tín dụng; thuờng xuyên gặp gỡ khách hàng và tham quan thực địa. Việc làm này nhằm hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc đầu tu vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dễ dẫn đến việc họ không có khả năng trả nợ, có ý định chây lì.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng quan tâm đến việc kiểm tra công tác tín dụng tại các Phòng giao dịch của ngân hàng. Việc kiểm tra chủ yếu là kiểm tra tình hình hoạt động tín dụng, việc chấp hành, tuân thủ quy trình tín dụng, thiết lập hồ sơ vay vốn theo quy định, thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, chú trọng đối chiếu trực tiếp, đối chiếu bằng thu đối với khách hàng. Sau khi kiểm tra, Ngân hàng đã có chỉ đạo bằng văn bản và phân công trách nhiệm cho từng cấp và từng cán bộ để khắc phục tồn tại và bổ sung chỉnh sửa kịp thời theo yêu cầu chung của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THỊ XÃ TỪ SƠN (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w