6. Kết cấu luận văn
1.3.2.1. Xác định giá vốn hàng bán
Để xác định giá vốn hàng bán, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
*Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ được tính bằng công thức sau:
Giá mua thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng hoá xuất kho x Giá đơn vị bình quân.
Đối với phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng (tháng)
Đơn giá bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ+
Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ+Số lượng hàng nhập trong kỳ)
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Đối với phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Đơn giá bình quân xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) / (Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i).
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.
*Phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết số hàng hoá nhập trước sẽ xuất trước, xuất hết số hàng nhập trước mới đến số hàng nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng
24
trên sổ sách gần đúng với lượng hàng hoá nhập - xuất thực tế và phản ánh tương đối chính xác giá trị hàng hoá xuất kho và tồn kho. Hơn nữa, giá trị hàng hoá tồn kho sẽ được phản ánh gần sát với giá thị trường vì nó là giá trị hàng hoá ở lần mua cuối cùng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại và nó chỉ thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định và có xu hướng giảm.
* Phương pháp giá thực tế đích danh.
Theo phương pháp này, khi nhập kho hàng hoá để riêng từng lô hàng để khi xuất kho lô hàng nào thì sẽ tính theo giá đích danh lô hàng đó. Đây là phương pháp lý tưởng nhất, nó tuân thủ nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu thực tế. Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho. Còn đối với doanh nghiệp có nhiều loại hàng hoá thì không thể áp dụng phương pháp này. Bởi vì, việc áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ áp dụng khi hàng tồn kho có thể phân biệt từng loại, từng thứ riêng rẽ.
* Phương pháp bán lẻ
Đây là phương pháp mới bổ sung theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.
Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng.
Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán
Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự)
25
Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi mặt hàng lại có số lượng lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá vốn của hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều, lượng khách hàng đông. Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức là doanh thu). Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho.
Ngành kinh doanh bán lẻ như hệ thống các siêu thị đang phát triển mạnh mẽ. Mặc dù Chuẩn mực Việt Nam chưa có quy định cách tính giá gốc hàng tồn kho theo phương pháp bán lẻ nhưng thực tế các siêu thị vẫn áp dụng vì các phương pháp khác đã quy định trong Chuẩn mực không phù hợp để tính giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán của siêu thị. Việc bổ sung quy định này là phù hợp với thực tiễn kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các thông tin về doanh số của siêu thị được xác định hàng ngày sẽ là căn cứ để xác định giá vốn và giá trị hàng tồn kho của siêu thị.
1.3.2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ sử dụng: Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc là phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng hóa (trong trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng) để ghi nhận giá vốn hàng bán.
Tài khoản sử dụng TK 632 - Giá vốn hàng bán: dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.
TK 632 - Giá vốn hàng bán
Nợ
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không
Có
+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết
quả kinh doanh”
26
phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; + Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
+ Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho; + Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ
+ Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại.
Tài khoản không có số dư cuối kỳ
1.3.2.3. Hạch toán trong một số trường hợp
* Đối với doanh nghiệp hạch toán thành phẩm, hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hình thức bán buôn qua kho
Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán phản ảnh doanh thu đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán :
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 156: Hàng hóa
- Hình thức bán buôn vận chuyển thẳng (không qua kho) Căn cứ vào hóa đơn mua hàng ghi sổ:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi bán
Trường hợp bán nguyên cả lô, kế toán có thể hạch toán thẳng vào TK 632 Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
27
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào đuợc khấu trừ Có TK 331: Phải trả nguời bán
* Đối với doanh nghiệp hạch toán thành phẩm, hàng hóa theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Đầu kỳ kế toán kết chuyển giá trị HTK kỳ truớc vào TK 611: Mua hàng Nợ TK 611: Mua hàng
Có TK 156, 157: Hàng hóa/ Hàng gửi bán
Cuối kỳ kiểm kê đánh giá HTK để xác định giá tri hàng xuất kho theo công thức:
Trị giá hàng xuất kho = Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ - Trị giá hàng tồn cuối kỳ
Sau đó kết chuyển trị giá hàng bán và HTK vào tài khoản liên quan. Kết chuyển số hàng còn tồn cuối kỳ:
Nợ TK 156, 157: Hàng hóa/ Hàng gửi bán Có TK TK 611: Mua hàng
Đồng thời phản ảnh giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 611: Mua hàng
1.3.3. Ke toán chi phí
1.3.3.1. Kế toán Chiphí bán hàng
Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...
Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán luơng cho nhân viên bán hàng, Bảng trích khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng, phiếu chi tiền mặt, hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động bán hàng...
Tài khoản đuợc sử dụng: TK 641
TK 641- Chi phí bán hàng
28
Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
- Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng
trong kỳ;
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản không có số dư cuối kỳ Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2
Hạch toán trong một số trường hợp:
a) Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác
(như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...) cho nhân viên phục
vụNợ TK 641 - Chi phí bán hàng trực
Có các TK 334, 338,...
b) Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có các TK 152, 153, 242.
c) Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
d) Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax...), chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi
phí bán
hàng, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331
e) Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo
- Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng để khuyến mại, quảng cáo:
Nợ Có
29
+ Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá) Có các TK 155, 156.
+ Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý) Có TK 711 - Thu nhập khác.
f) Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, ghi: Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
g) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911“Xác định kết quả kinh doanh", ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
30
1.3.3.2. Chiphí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về luong nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền luơng, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nuớc, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...).
Chứng từ: Bảng thanh toán luơng, Bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu chi tiền mặt, hóa đơn, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, ủy nhiệm chi...
Tài khoản đuợc sử dụng: TK 642
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; - SÔ dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa sô dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn sô dự phòng đã lập kỳ truớc chua sử dụng hết);
- Các khoản đuợc ghi giảm chi phí quản
lý doanh nghiệp;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó
đòi, dự
phòng phải trả (chênh lệch giữa sô dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn sô dự phòng
đã lập kỳ truớc chua sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý doanh
Tài khoản không có sô du cuôi kỳ
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2
Hạch toán trong một số trường hợp:
a, Tiền luơng, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (nhu bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm huu trí tự nguyện...) của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi:
31
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có các TK 334, 338.
b, Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp nhu: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ
chung của
doanh nghiệp,..., ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đuợc khấu trừ (1331) (nếu đuợc khấu trừ) Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 242, 331,...
c, Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, nhu: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,..., ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
d, Thuế môn bài, tiền thuê đất,... phải nộp Nhà nuớc, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nuớc. e, Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có các TK 111, 112,...
g, Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào tài