Kế toán tính giá thành sảnphẩm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘLAO ĐỘNG TIẾN THỊNH Xem nội dung đầy đủ tại10550264 (Trang 40 - 48)

1.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

1.2.3 Kế toán tính giá thành sảnphẩm

1.2.3.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành

a. Đối tượng tính giá thành

Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp xác định theo các đối tượng kế toán CPSX là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng đã xác định.

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất, hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải dựa vào rất nhiều yếu tố:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất - Quy trình công nghệ sản xuất - Đặc điểm sử dụng sản phẩm

- Các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành của DN...

Nếu DN tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu DN tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các DN có quy trình công nghệ và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phần, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành.

Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sản xuất sẽ là căn cứ để kế toán mở các sổ chi tiết, bảng tính giá thành và giá thành sản phẩm theo từng đối tượng quản lý, là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của DN.

b. Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian mà kế toán hệ thống số liệu về chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, tiến hành tính toán giá thành cho khối lượng sản phẩm, dịch vụ đó.

Kỳ tính giá thành có thể là định kỳ: tháng, quý, nửa năm hay hàng năm (đối với doanh nghiệp sản xuất liên tục, mặt hàng ổn định), hoặc có thể không định kỳ,

khi nào có chu kỳ sản xuất kết thúc mới tính giá thành nhu truờng hợp sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất đơn chiếc, sản xuất không liên tục, mặt hàng thay đổi.

1.2.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức, phương pháp tính toán xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành.

a. Phương pháp tính giá thành giản đơn

Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, toàn bộ quy trình công nghệ khép kín từ khi đua nguyên vật liệu vào chế biến cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Đối tuợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tuợng tính giá thành là khối luợng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó.

Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã đuợc tập hợp, giá thành sản xuất của sản phẩm đuợc tính theo công thức sau:

Z = Dđk + C - Dck

z = Qh,

Trong đó:

Z : Tổng giá thành sản phẩm z : Giá thành đơn vị sản phẩm

Dđk, Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C : Chi phí sản xuất trong kỳ

Qht : Khối luợng sản phẩm hoàn thành

Phuơng pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn nhu: DN sản xuất điện, nuớc, khai thác khoáng sản...

Nhược điểm: phạm vi tính toán hẹp.

b. Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, nửa thành phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn trước lại là đối tượng để tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau. Yêu cầu quản lý cần biết CPSX của từng giai đoạn công nghệ, sản phẩm tạo ra từ quy trình sản xuất này gồm các nửa thành phẩm và thành phẩm.

Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là quy trình công nghệ sản xuất ở từng giai đoạn (phân xưởng, tổ, đội sản xuất...). Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, hoặc là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

- Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở các giai đoạn chế biến và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Theo phương pháp này, kế toán phải căn cứ vào CPSX đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

Trình tự tính giá thành:

Trước hết tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 theo công thức:

Z

ntp1 = Dđkl + Cl - Dckl

Sau đó nửa thành phầm giai đoạn 1 được tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 để chế biến, ta tính được gia thành nửa thành phẩm giai đoạn 2 căn cứ vào giá thành nữa thành phẩm của giai đoạn 1 chuyển sang và CPSX thực tế phát sinh ở giai đoạn

., ʃɔD đki + C '` i X*

i

CiTP Qhti + Qdcki x mci x -

Trong đó:

CiTP : Chi phígiai đoạn công nghệ I tính trong giá thành sảnphẩm Dđki, Dcki : Chi phísản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của giai đoạni

này. Cứ liên tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm theo công thức:

Ztp = Ddkn + Zntp(n-1) + Cn - Dckn

Chi phí giai đoạn trước được kết chuyển một cách tuần tự sang giai đoạn sau, có thể kết chuyển tuần tự liên tục từng khoản mục hoặc kết chuyển tuần tự tổng hợp. Để phục vụ lập báo cáo sản xuất người ta thực hiện kết chuyển tuần tự tổng hợp. Để quản lý, phân tích chi phí người ta thường thực hiện kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí.

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 1

Sơ đồ 1.7: Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

- Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (Phương pháp kết chuyển chi phí song song)

Theo phương pháp này, kế toán chỉ cần tính được giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do đó chỉ cần xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí sản xuất, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất

Q : Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i:

(QiTP = Q

TPx Hi)

Hi : Hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i

c. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tùy theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp...

Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không cùng với kỳ báo cáo.

d. Phương pháp tính giá thành theo chi phí định mức

Phương pháp này được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống các định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung.

Giá thành Giá thành Chênh lệch do thay C IiCIiIi lệch do th()cιt

thực tế định mức đổi định mức ly định mức

Việc tính giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở các định mức hàng ngày đầu kỳ (thường là đầu tháng). Tùy theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng phương pháp tính giá theo định mức khác nhau. Việc thay đổi định mức là sự tăng hay giảm các định mức chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do kết quả của việc áp dụng các định mức mới kinh tế và tiết kiệm hơn để thay đổi các định mức cũ đã lỗi thời. Việc hay đổi định mức được tiến hành đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức, được hạch toán dựa trên cơ sở chứng từ báo động mang tín hiệu riêng hoặc theo phương pháp kiểm kê hay phương pháp pha cắt vật liệu.

1.2.4 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong công tác kế toán chi phí và tính giáthành sản phẩm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘLAO ĐỘNG TIẾN THỊNH Xem nội dung đầy đủ tại10550264 (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w