Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘLAO ĐỘNG TIẾN THỊNH Xem nội dung đầy đủ tại10550264 (Trang 64)

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TIẾN

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh là công ty TNHH một thành viên được thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 0201222771 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng cấp ngày 30/11/2011. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất các loại găng tay bảo hộ lao động và bán buôn các loại bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, khẩu trang, dây buộc, giẻ lau, găng tay nilong... Khách hàng chính của Công ty là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Là một công ty ra đời không lâu tuy nhiên đã có bước phát triển vượt bậc về quy mô cũng như doanh thu, lợi nhuận. Khi mới thành lập công ty chỉ có một xưởng sản xuất chung và cung cấp cho một khách hàng duy nhất trong Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng. Sau 5 năm đi vào hoạt động, quy mô công ty đã phát triển vượt bậc. Hiện tại, công ty khoảng trên 70 lao động, 3 phân xưởng sản xuất, khách hàng rộng khắp các khu công nghiệp tại Hải Phòng như: Khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp Tràng Duệ, khu công nghiệp Visip Hải Phòng, khu công nghiệp Đình Vũ...

Phương hướng phát triển của Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh trong 5 năm tới là tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Hiện tại Công ty chỉ mới sản xuất các loại găng tay bảo hộ lao động, còn các loại khác đều nhập thương mại để bán cho các khách hàng. Sắp tới, công ty sẽ triển khai Dự án sản xuất quần áo bảo hộ lao động và khẩu trang lao động. Nếu dự án này thành công sẽ là một bước phát triển lớn của Công ty, giúp Công ty chủ động nguồn hàng, giảm giá vốn hàng bán từ đó làm tăng lợi nhuận và vị thế của Công ty trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động.

Bảng 2.1 dưới đây cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua một số năm gần đây:

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp báo KQHĐKD năm 2014-2015

0 8

Doanh thu hoạt động tài chính 309,313,180 531,341,60 0

Chi phí tài chính 904,914,888 1,529,024,89 0

Chi phí quản lý kinh doanh 3,897,092,90

4 6 7,512,907,16 Lợi nhuận thuần _________

5,857,478,468 9,550,865,95 2 Thu nhập khác 338,956,916 578,912,96 2 Chi phí khác 318,936,902 417,493,17 2 Lợi nhuận khác 20,020,014 161,419,79 0 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5,877,498,48

2

9,712,285,74 2

Chi phí thuế TNDN __________

1,175,499,696 3 2,136,702,86 LNST thu nhập doanh nghiệp 4,701,998,78

6

7,575,582,87 9

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thì việc xây dựng một cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được xây dựng ngày càng hoàn thiện nhưng trên tinh thần tinh giản, linh hoạt và bao quát đầy đủ, thể hiện qua sơ đồ sau:

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

- Ban Giám đốc:

+ Giám đốc: là người đứng đầu công ty, có quyền quản lý cao nhất trong

Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, quyết định mọi phương án, phương hướng phát triển của Công ty. Đồng thời, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân viên trong Công ty.

+ Phó Giám đốc sản xuất: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt

kỹ thuật, khối lượng và chất lượng các sản phẩm.

+ Phó Giám đốc kinh doanh: phụ trách mọi hoạt động kinh doanh của Công ty

từ việc tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ, đầu vào, nghiên cứu thì trường... đến việc đề ra các biện pháp để tiêu thụ sản phẩm.

- Phòng Tài chính kế toán: quản lý hoạt động tài chính của Công ty, theo dõi

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn để phản ánh cụ thể các chi phí đầu vào, đầu ra. Thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho các cấp quản lý.

- Phòng Nhân sự: tổ chức điều hành, bố trí và sử dụng lao động trong Công

ty, đào tạo và phát triển tay nghề, ký hợp đồng lao động và quyết định khen thưởng kỷ luật. Thực hiện việc chấm công, tính lương và các khoản trích theo lương hàng tháng. Chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính, cung cấp và lưu trữ các hồ sơ trong công tác đối nội, đối ngoại, vệ sinh công nghiệp và thực hiện các quyền lợi cho người lao động.

- Phòng Kế hoạch: có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất của Công ty dựa vào

tình hình thực tế, xây dựng các định mức về chi phí, lao động, sản phẩm. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động, máy móc thiết bị. Đồng thời, dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần thiết để cung ứng vật tư kịp thời cho hoạt động sản xuất.

- Phòng Kinh doanh: nhiệm vụ tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, đề ra các chính sách marketing phù hợp với doanh nghiệp, giao dịch với các công ty logistics để hoàn thiện các thủ tục hải quan để xuất hàng hóa vào các khu công nghiệp.

- Phòng Vật tư (kho): theo dõi biến động của toàn bộ vật tư trong Công ty,

nhập xuất kho khi có chứng từ từ các bộ phận khác chuyển sang, cuối mỗi tháng cùng với kế toán vật tư tiến hành kiểm kê hàng tồn kho.

- Phòng Kỹ thuật, bảo trì: có trách nhiệm bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị, lập định mức các thông số kỹ thuật, đề xuất các phương án cải tiến kỹ thuật...

- Các xưởng sản xuẩt: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo kế hoạch đã đặt

ra.

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty

Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức khoa học quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm chiếm vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở từng doanh nghiệp, việc tổ chức một quy trình công nghệ phù hợp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm sản xuất sao cho hoạt động sản xuất hiệu quả cao nhất.

Công ty có 3 xưởng sản xuất chính: - Xưởng dệt

- Xưởng vắt sổ - Xưởng đóng gói

* Sản phẩm:

Hiện tại, Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh sản xuất 2 sản phẩm chính là:

- Găng tay sợi mộc - Găng tay sợi chỉ

Tùy theo đơn đặt hàng của các khách hàng, kích thước và độ dày của mỗi loại găng tay có thể thay đổi.

* Quy trình công nghệ sản xuẩt: từ nguyên liệu là sợi qua quá trình dệt để

thành găng tay nửa thành phẩm, nửa thành phẩm này được chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo là vắt sổ rồi chuyển qua giai đoạn đóng gói để thành thành phẩm hoàn chỉnh.

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Với tư cách là một hệ thống thông tin, kiểm tra, hạch toán, bộ máy kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống quản lý. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tiến hành tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tại phòng Tài chính - kế toán với tiêu chí đơn giản và hiệu quả. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty như sau:

Sơ đồ 2.3: Tổ chức công tác kế toán công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh

Phòng Tài chính - kế toán gồm có sáu thành viên, đó là: Ke toán trưởng, Ke toán tổng hợp, Kế toán thanh toán, thuế, tiền lương; Kế toán quỹ và TSCĐ; Kế toán vật tư; Kế toán chi phí, giá thành và doanh thu; ngoài ra tham gia công tác kế toán còn có các nhân viên thống kê tại các xưởng sản xuất. Mỗi thành viên trong bộ máy kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tính chất tác nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ kế toán. Cụ thể:

Kế toán trưởng:

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về các thông tin kế toán cung

cấp;

- Tổ chức điều hành công tác kế toán;

- Đánh giá kết quả của nhân viên, đề xuất tuyển dụng nhân viên;

- Kiểm tra cuối cùng các chứng từ, báo cáo kế toán, bảng lương, báo cáo thuế, quyết toán năm trước khi trình Giám đốc phê duyệt;

- Kiểm tra, phân tích các báo cáo kế toán;

- Chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của Công ty, tư vấn tài chính cho Giám đốc.

Bộ phận Kế toán tổng hợp:

- Yêu cầu các bộ phận trong công ty cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ để phục vụ công tác tổng hợp, lập báo cáo tài chính;

- Kiểm tra, kiểm soát các chứng từ, phần hạch toán, sổ sách của các bộ phận kế toán trong công ty.

- Lập các báo cáo tài chính và báo cáo khác theo yêu cầu của kế toán trưởng.

Bộ phận Kế toán thanh toán, thuế, tiền lương:

- Theo dõi, hạch toán tài khoản tạm ứng, tài khoản thanh toán với nhà cung cấp;

- Lập lệnh thanh toán với các khoản nợ đến hạn;

- Hạch toán lương và các khoản trích theo lương theo chứng từ từ phòng Nhân sự gửi sang;

Bộ phận Kế toán quỹ và TSCĐ: thực hiện các công việc sau:

- Chịu trách nhiệm quản lý thu, chi tiền mặt theo các phiếu thu, chi hợp lệ đã được duyệt;

- Lập báo cáo quỹ và kiểm kê quỹ theo định kỳ, kiểm kê đột xuất nếu có yêu cầu;

- Theo dõi sự biến động của TSCĐ, kiểm kê, đánh giá lại theo định kỳ;

- Tính và trích lập khấu hao cơ bản TSCĐ theo mức quy định của Nhà nước nhằm tạo nguồn để đầu tư mở rộng, tái đầu tư trang thiết bị.

Bộ phận Kế toán vật tư:

- Theo dõi tình hình xuất - nhập - tồn chi tiết từng loại vật tư cuối tháng, tính tiền bảo quản vật tư xuất dùng trong kỳ;

- Đối chiếu, kiểm tra thẻ kho, sổ sách với tình hình tồn kho thực tế cùng với thủ kho và Phòng vật tư;

- Lập bảng phân bổ vật tư phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành.

Bộ phận Kế toán chi phí, giá thành và doanh thu:

- Phụ trách toàn bộ khâu tập hợp chi phí sản xuất, có nhiệm vụ liên kết các kế toán bộ phận, phát hiện sai sót, chênh lệch của báo cáo chi tiết;

- Cuối kỳ lập thẻ tính giá thành sản phẩm, hạch toán vào hệ thống.

- Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phầm, hàng hóa, thu nhận các chứng từ về tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa để tiến hành ghi sổ và theo dõi các khoản công nợ phải thu từ khách hàng.

Tại mỗi xưởng sản xuất đều có 1 nhân viên thống kê phu trách kế toán theo hình thức báo sổ. Họ có nhiệm vụ tập hợp các hóa đơn chứng từ liên quan đến phân xưởng của mình, sau đó nộp cho các bộ phận kế toán của Công ty để ghi sổ.

2.1.3.2 Đặc điểm, vận dụng chế độ, chính sách kế toán

Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập. Hiện tại, chế độ, chính sách kế toán của Công ty được áp dụng theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, công ty đã tiến hành nghiên cứu, cụ thể hóa và xây dựng chế độ kế toán, quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của Công ty.

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 dương lịch và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là: Việt Nam Đồng (VNĐ).

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Tính theo giá gốc. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. Đồng thời áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán tổng hợp hàng tồn kho và trong hạch toán tiêu thụ.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.

- Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT đối với sản phẩm theo phương pháp khấu trừ với thuế suất là 10%.

- Hệ thống chứng từ của Công ty được áp dụng theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính.

- Chế độ tài khoản và báo cáo tài chính: hệ thống tài khoản kế toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp áp dụng tại đơn vị theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính.

- Hình thức kế toán: Nhật ký chung

- Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh thực hiện hạch toán kế toán trên máy vi tính thống nhất chung toàn công ty (phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng là BRAVO). Tuy nhiên, phần tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán thực hiện trên excel, chỉ hạch toán vào phần mềm sau khi có kết quả cuối cùng.

2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TIẾN THỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TIẾN THỊNH

2.2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính

2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty

a. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuẩt tại Công ty

- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuẩt:

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp. Việc xác định đúng đối tượng để tiến hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng cũng như hiệu quả của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đặc biệt nó còn thể hiện khả năng vận dụng tối đa việc hạch toán trực tiếp các chi phí phát sinh vào giá thành sản phẩm.

Cũng như các công ty khác cùng ngành, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ, yêu cầu của công tác quản lý... Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại với những nội dung và công dụng kinh tế khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau, do vậy xác định được đúng đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chính là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Quy trình sản xuất găng tay của Công ty được sản xuất với quy trình liên tục giữa các khâu nên giữa các xưởng luôn có sự tác động, phục vụ lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Sản phẩm của phân xưởng này được sản xuất để phục vụ cho xưởng sản xuất tiếp theo, cuối cùng ra sản phẩm hoàn

thiện. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác khi tính giá thành sản phẩm, công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là

theo từng xưởng sản xuất cho từng loại sản phẩm.

- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuẩt:

Công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính (cái loại sợi) vì các loại chi phí này có liên quan trực tiếp đến

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘLAO ĐỘNG TIẾN THỊNH Xem nội dung đầy đủ tại10550264 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w