THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨM

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘLAO ĐỘNG TIẾN THỊNH Xem nội dung đầy đủ tại10550264 (Trang 74)

TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TIẾN THỊNH

2.2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính

2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty

a. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuẩt tại Công ty

- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuẩt:

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp. Việc xác định đúng đối tượng để tiến hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng cũng như hiệu quả của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đặc biệt nó còn thể hiện khả năng vận dụng tối đa việc hạch toán trực tiếp các chi phí phát sinh vào giá thành sản phẩm.

Cũng như các công ty khác cùng ngành, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ, yêu cầu của công tác quản lý... Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại với những nội dung và công dụng kinh tế khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau, do vậy xác định được đúng đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chính là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Quy trình sản xuất găng tay của Công ty được sản xuất với quy trình liên tục giữa các khâu nên giữa các xưởng luôn có sự tác động, phục vụ lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Sản phẩm của phân xưởng này được sản xuất để phục vụ cho xưởng sản xuất tiếp theo, cuối cùng ra sản phẩm hoàn

thiện. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác khi tính giá thành sản phẩm, công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là

theo từng xưởng sản xuất cho từng loại sản phẩm.

- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuẩt:

Công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính (cái loại sợi) vì các loại chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm cụ thể.

Đối với các chi phí khác: chi phí nguyên vật liệu phụ, bao bì, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung... Công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Trực tiếp là phát sinh ở xưởng sản xuất nào thì tập hợp tại xưởng đó. Gián tiếp là chi phí phát sinh ở từng xưởng sẽ được phân bổ cho từng loại sản phẩm với tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Vì những chi phí này phụ thuộc rất lớn vào số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, không phân biệt lượng sản phẩm này là của loại sản phẩm nào.

b. Đặc điểm CPSX và phân loại CPSX ở Công ty

Chi phí sản xuất của Công ty TNHH Thiết bị lao động Tiến Thịnh nói riêng cũng như trong ngành sản xuất găng tay nói chung thì chi phí sản xuất phát sinh bao gồm nhiều loại khác nhau. Vì vậy, hiện nay để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, Công ty phân loại chi phí sản xuất chủ yếu theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo tiêu thức phân loại này, CPSX phát sinh trong kỳ được chia thành ba khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, trong đó chi phí về nguyên vật liệu chính có 2 loại là: sợi mộc (để sản xuất găng tay sợi mộc) và sợi chỉ (để sản xuất găng tay sợi chỉ). Chi phí về nguyên vật liệu phụ bao gồm: chỉ vắt sổ và thun tròn. Chi phí về bao bì sản phẩm gồm có: dây nịt, túi nilong và thùng catton.

- Chi phí nhân công trực tiếp: là hao phí lao động sống mà doanh nghiệp đã

ra để trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm: lương cơ bản, phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp độc hại.), các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN.), các khoản thưởng khác.

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các

xưởng sản xuất của công ty dùng để quản lý và phục vụ sản xuất như: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên bảo trì máy, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, điện thoại, nước., chi phí bằng tiền khác.

2.2.2.2 Ke toán chi phí sản xuất tại Công ty

Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nên công việc tập hợp chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm luôn được Công ty quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải gặp rất nhiều khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh. Để phù hợp với tính chất sản xuất, Công ty đã sử dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ và áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên việc hạch toán chi phí sản xuất cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên.

a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu là những yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Tỷ trọng của nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh là rất lớn. Việc quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và xuất dùng có tác dụng trực tiếp tới kết quả sản xuất của Công ty.

Công ty có 2 loại nguyên vật liệu chính là: sợi mộc (sản xuất găng tay sợi mộc) và sợi chỉ (sản xuất găng tay sợi chỉ), các loại này chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng từ 50 - 60% trong giá thành sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu phụ (chỉ vắt sổ, thun dệt, thun tròn); bao bì sản phẩm (dây nịt, túi nilong, thùng catton) chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 8 - 12% trong giá thành sản phẩm.

đôi

2 Sợi chỉ______________ Kg 40 kg/1000 đôi

Chi phí nguyên vật liệu đuợc xác định dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, biện pháp kỹ thuật, tình trạng kỹ thuật, định mức vật liệu và nhu cầu sản xuất kinh doanh của từng xuởng cụ thể. Chi phí vật liệu còn phụ thuộc rất lớn vào giá cả thị truờng. Giá cả vật liệu mua trên thị truờng theo nguyên tắc cạnh tranh, có ban giám đốc là hội đồng duyệt giá, lựa chọn đơn vị bán có mức giá thấp hơn cả mà vẫn đảm bảo đuợc điều kiện kỹ thuật cần thiết của Công ty.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đuợc kế toán tập hợp trên các chứng từ nhu: Phiếu đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho, bảng kê vật tu...

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật tu của mỗi xuởng, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất cụ thể, căn cứ vào định mức tiêu hao vật tu theo kế hoạch sản xuất của mỗi xuởng, nhân viên thống kê tại các phân xuởng sẽ viết đề nghị xuất kho nguyên vật liệu. Trên phiếu ghi rõ vật tu cần dùng, số luợng, chủng loại, có chữ ký của Quản đốc xuởng, phê duyệt bởi Ban Giám đốc và gửi lên cho phòng Vật tu. Phòng Vật tu căn cứ vào số luợng nguyên vật liệu tồn kho và phiếu đề nghị xuất kho nguyên vật liệu của bộ phận sản xuất để tiến hành làm thủ tục xuất kho. Thủ kho tiến hành xuất kho và phản ánh vào thẻ kho, chuyển các phiếu xuất kho về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty. Kế toán vật tu khi nhận đuợc Phiếu xuất kho thì tiến hành kiểm tra để đảm bảo tính trung thực, hợp lý, hợp pháp, hợp lệ, sau đó tiến hành hạch toán Phiếu xuất kho vào phần mềm kế toán và lập Bảng kê xuất nguyên vật liệu trực tiếp.

Công ty tiến hành xác định trị giá vốn thực tế vật tu xuất kho và cuối tháng theo phuơng pháp bình quân gia quyền, công thức nhu sau:

Trị giá thực tế vật tư xuất Số lượng vật Đơn giá bình quân

trong kỳ tư xuất kho gia quyền

Trong đó:

Trị giá thực tế vật Trị giá thực tế vật tư

- L-ι. ".^ tư tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân J

gia quy n Số lượng vật tư Số lượng vật tư nhập

tồn đầu k trong k

Theo kế hoạch trong tháng 12/2015, Công ty phải sản xuất tổng số: 410.000 đôi găng tay, trong đó: 61.500 đôi găng tay sợi mộc loại thường và 348.500 đôi găng tay sợi chỉ loại thường. Ngày 01/12/2015, Công ty bắt đầu tiến hành sản xuất, đến ngày 31/12/2015 hoàn thành loạt sản phẩm này.

Để sản xuất găng tay các loại đều phải trải qua 3 giai đoạn chính: Dệt (xưởng dệt) sau đó đem đi vắt sổ (xưởng vắt sổ) và cuối cùng là đóng gói (xưởng đóng gói).

- Nguyên vật liệu mỗi công đoạn bao gồm: + Giai đoạn dệt: sợi mộc, sợi chỉ;

+ Giai đoạn vắt sổ: chỉ vắt sổ, thun dệt và thun tròn;

+ Giai đoạn đóng gói: vòng chun, túi nilong, thùng catton.

Dưới đây là Bảng định mức các nguyên vật liệu được lập từ đầu năm tại Công

ty:

đôi

6 Vòng nịt_____________ Kg 0.1kg/1000 đôi

7 Túi nilong____________ Kg 0.2kg/1000 đôi

8 Bìa catton____________ Chiếc 1 chiếc/100 đôi

Ví dụ: Đối với kế hoạch sản xuất 61.500 đôi găng tay sợi mộc loại thường: - Số lượng Sợi mộc cần xuất kho trong kỳ: (61.500/1.000) * 40 kg = 2.460 kg.

Trị giá nguyên vật liệu xuất kho đuợc tính nhu sau:

- Sợi mộc:

Đơn giá bình quân 82.203.000 + 7Ỉ.250.000

= --- = 27.901 đ/kg

Sia quyển 3.000 + 2500

- Chi phí sợi mộc xuất kho trong kỳ: 2.460 * 27.901 = 68.636.460 đồng. Đối với các loại nguyên vật liệu khác cũng đuợc tính tuơng tự và kế toán tập hợp Bảng kê xuất nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất (Phụ lục 1).

Lưu ỷ: Ngoài nguyên liệu là sợi mộc và sợi chỉ tập hợp trực tiếp vào chi phí từng loại sản phẩm, các loại nguyên vật liệu khác đều đuợc phân bổ theo tiêu thức số luợng sản phẩm từng loại. Đối với kế hoạch sản xuất tháng 12, hệ số phân bổ với sản phẩm găng tay sợi mộc loại thuờng là: 60.000/410.000 = 0.15, và găng tay sợi chỉ loại thuờng là: 0.85.

Căn cứ vào Bảng kê xuất nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán vật tu chuyển sang và hệ số phân bổ từng loại sản phẩm, Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí mua ngoài theo loại sản phẩm (Phụ lục 2). Từ đó, làm căn cứ để kế toán mở Sổ chi tiết tài khoản 1541 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi tiết cho từng loại sản phẩm và từng xuởng sản xuất

(Phụ lục 3, 4, 5) và luu trữ theo quy định.

Căn cứ vào Sổ chi tiết tài khoản 1541 để lập Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm găng tay sợi mộc loại thuờng (Bảng 2.3):

1 Nguyên vật liệu chính 0 68,636,460 2 Nguyên vật liệu phụ 20,945,55 3 20,945,553 3 Bao bì __________ 1,609,491 1,609,491 Tổng cộng _______ 68,636,460 3 20,945,55 __________1,609,491 91,191,504 Bảng 2.3:

Công ty TNHH thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh

Thôn 1 Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, TP. Hải Phòng

Mẫu: THCPNVL Số: 12

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Sản phẩm: Găng tay sợi mộc loại thường

Tháng 12/2015

Ngày 31 tháng 12 năm 2015

Người lập biểu Kế toán trưởng

(Đã ký) (Đã kỷ)

b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty TNHH Thiết bị bảo hộ lao động Tiến Thịnh bao gồm toàn bộ các khoản: tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN), phụ cấp, trích trước tiền thưởng phải trả cho người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của Công ty và thanh toán hàng tháng thông qua Ủy nhiệm chi ngân hàng trả vào tài khoản cá nhân. Tùy từng đối tượng công nhân viên, tùy vào đặc điểm, tính chất công việc để Công ty lựa chọn hình thức trả lương cho phù hợp. Hiện tại, Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho toàn bộ lao động tại công ty.

Cách tính lương tổng quát cho lao động tại công ty như sau:

Tiền lương _ Tổng Các khoản khấu

thực lĩnh tiền lương trừ vào lương

- Tổng tiền lương

Tổng tiền lương = LTT + LTTG + Thưởng + Phụ cấp

Và: Lττ= -⅛s- * N C ττ 11 NCHD 11

Lττ G = TTTT-——T * Số giờ làm thêm * HTTG

NCHĐ * 8

Trong đó:

LCB: Mức lương cơ bản được quy định trong hợp đồng lao động, lương cơ bản sẽ được thay đổi một năm một lần vào ngày 1 tháng 1. Phần trăm tăng lương chung do Giám đốc quyết định (năm 2015 phần trăm tăng lương chung của cả công ty là 5%). Đề xuất tăng lương cho từng công nhân viên do Trưởng phòng lập và chuyển cho phòng Nhân sự để Ban Giám đốc phê duyệt.

LTT: Mức lương thực tế

LTTG: Lương làm thêm (thiếu) giờ

khấu trừ = + BHYT,

ứng TNCN

vào lương BHTN

Trong đó: Các khoản trích theo lương tại công ty:tùy theo đánh giá của Công ty và kết quả công việc của từng công nhân viênThưởng: Thưởng vào cuối năm, thường trả trước Tết Âm lịch. Số tiền thưởng (thường là 1 tháng lương cơ bản).

Phụ cấp: (Phụ cấp tiền ăn) Phụ cấp cho mỗi nhân viên là 20.000 đồng/ngày

công.

NCHD : Số ngày công định mức theo hợp đồng: 26 công/tháng. NCTT: Số ngày công thực tế.

sản xuất kinh doanh, còn lại 8% cá nhân người lao động phải chịu.

Bảo hiểm y tế: 4,5% theo lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất

kinh doanh, còn lại 1,5% cá nhân người lao động phải chịu.

Bảo hiểm thất nghiệp: trích 2% theo lương cơ bản, trong đó 1% tính vào chi

phí sản xuất, còn lại 1% cá nhân người lao động phải chịu.

Kinh phí công đoàn: do không thành lập tổ chức công đoàn nên công ty

không thực hiện trích kinh phí công đoàn.

Ví dụ: Tính lương tháng 12/2015 của chị Phạm Thanh Hoa ở xưởng dệt với các thông tin cơ bản sau:

- Số ngày công thực tế: 26 ngày

- Số giờ làm thêm: 16 giờ đều thuộc vào ngày làm việc

- Phụ cấp ăn uống: 20.000 đồng/ngày = 520.000 đồng

Việc tính luơng cho chị Phạm Thanh Hoa đuợc thực hiện nhu sau: Tiền luơng thực tế: Lττ = 35

°2°6°0 0 * 2 6 = 3.5 O O . O O O đồng Tiền làm thêm giờ: LττG = —γγ--— * 1 6 * 1.5 = 4 O 3.846 đồng Tổng tiền luơng = LTT + LTTG + Phụ cấp

= 3.500.000 + 403.846 + 520.000 = 4.423.846 đồng

Tiền luơng để tính BHXH, BHYT, BHTN = 3.500.000 đồng

Số tiền trích BHXH, BHYT, BHTN nguời lao động phải chịu: 3.500.000 * 10.5% = 367.500 đồng

Số tiền trích BHXH, BHYT, BHTN Công ty phải chịu: 3.500.000 * 22% = 770.000 đồng

Tổng số tiền NLĐ thực lĩnh = 4.423.846 - 367.500 = 4.056.346 đồng

Tổng số tiền DN phải trả = 4.423.846 + 770.000 = 5.193. 846 đồng Tiền thuởng trích truớc phân bổ cho tháng 12 = 3,5 0θ2000 = 291.667 đồng

Tổng chi phí DN phải trả = 5.193. 846 + 291.667 = 5.485.513 đồng

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, Công ty dùng chủ yếu tài khoản 1542 - Chi phí nhân công trực tiếp và các tài khoản liên quan khác nhu: TK 334, TK 338.

Cuối tháng, sau khi nhận đuợc Bảng thanh toán tiền luơng và các chứng từ liên quan khác từ phòng Nhân sự đã đuợc phê duyệt bởi Tổng giám đốc, kế toán tiền luơng tiến hành nhập liệu, hạch toán toàn bộ tiền luơng và các khoản trích theo luơng vào phần mềm kế toán. Căn cứ Bảng thanh toán tiền luơng kế toán tiền luơng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẢO HỘLAO ĐỘNG TIẾN THỊNH Xem nội dung đầy đủ tại10550264 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w