bản đôn đốc, nhắc nhở kịp thời.
2.3.4. Đánh giá chung về hoạt động thanh tra của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Khen thưởng Trung ương
Đánh giá chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng trong những năm qua của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là từ khi pháp luật thanh tra
được hoàn thiện hơn. Trên cơ sở quy định của pháp luật rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào những thành tựu chung của xã hội và của ngành thi đua, khen thưởng.
Thứ nhất, mặc dù biên chế thiếu nhưng trong những năm qua đã thực hiện được một khối lượng công việc khá lớn góp phần không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương luôn đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Các đoàn thanh tra luôn tập trung vào các nội dung trọng tâm, việc khó, phức tạp còn nhiều tồn tại, vướng mắc của ngành (công tác tổ chức phát động phong trào thi đua; trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; việc xét, công nhân, áp dụng đề tài, sáng kiến..). Qua công tác thanh tra đã phát hiện nhiều thiếu sót, hạn chế của các chủ thể tham gia phong trào thi đua và công tác khen thưởng, qua đó, phòng ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên cả nước. Thành viên các đoàn thanh tra có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
Thứ hai, hình thức hoạt động đoàn thanh tra được Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện có hiệu quả, các đoàn thanh tra ngày càng được tổ chức tinh nhuệ nên chất lượng thanh tra được nâng cao, thể hiện vai trò đáng kể của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Thứ ba, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã xây dựng và giữ được mối quan hệ phối hợp hoạt động tốt với các cơ quan hữu quan, nhất là đối với Ủy ban nhân dân các địa phương. Nhờ đó, có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung trong công tác thi đua, khen thưởng.
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, hoạt động của Thanh tra Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương còn một số những tồn tại, hạn chế như sau:
Một là, thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương còn ít về số lượng các cuộc thanh tra được thực hiện hàng năm, mới chỉ thực hiện thanh tra theo kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt từ đầu năm (từ năm 2014 đến nay, không thực hiện thanh tra đột xuất). Kết luận thanh tra còn chung chung chưa chỉ ra được các sai phạm cụ thể, làm rõ trách nhiệm của cá nhân hay tập thể. Hoạt động thanh tra có tình trạng vừa chồng chéo, vừa trùng lắp, vừa bỏ trống....
Hai là, việc tổ chức thanh tra theo kế hoạch về số lượng tuy không nhiều nhưng chất lượng các đoàn thanh tra vẫn còn có những hạn chế nhất định như: Thời gian thanh tra trực tiếp tại địa phương, đơn vị rất ngắn (chỉ từ 5-7 ngày làm việc), tuy nhiên, thời gian từ sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị cho đến khi công bố kết luận thanh tra còn dài. Nguyên nhân là do thời gian thanh tra trực tiếp ngắn, sau khi kết thúc thanh tra trực tiếp, các thành viên đoàn thanh tra phải thu thập và nghiên cứu tài liệu để báo cáo trong khi còn phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác tại cơ quan.
Kết luận thanh tra chưa làm rõ nguyên nhân, chưa đánh giá chính xác tính chất hành vi vi phạm, việc kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong một số trường hợp còn chưa rõ ràng, cụ thể. Các kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước còn chung chung. Bên cạnh đó, công tác giám sát đoàn thanh tra chưa được thành lập, do vậy chưa thực hiện giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, cũng như trong việc ban hành báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra.
Ba là, việc thực hiện các kết luận sau thanh tra hiện nay vẫn còn hạn chế do thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra,
chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, thiếu các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra; do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các địa phương, đơn vị còn hạn chế.
Bốn là, các vi phạm phát hiện qua công tác thanh tra bên cạnh các nguyên nhân chủ quan do công tác quản lý, năng lực trách nhiệm của các đơn vị còn các nguyên nhân khách quan như các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu, người được phân công làm công tác thi đua khen thưởng tại các đơn vị, địa phương đa số là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi....
Năm là, đối tượng thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng rất nhiều. Tuy nhiên, số lượng đội ngũ công chức, thanh tra viên còn quá ít, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Sáu là, thực tế hoạt động thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ yếu được thực hiện theo Kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, chưa tiến hành thực hiện nhiệm vụ thanh tra đột xuất, thanh tra độc lập của thanh tra viên chuyên ngành và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
* Tiểu kết Chương 2
Chương 2 của Luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Khái quát về lịch sử hình thành, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; hoạt động thanh tra, nội dung thanh tra và kết quả và những tồn tại, hạn chế thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Trong đó, làm rõ thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng trong những năm qua của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác thanh tra luôn tập trung vào các nội dung trọng tâm, việc khó, phức tạp còn nhiều tồn tại, vướng mắc của bộ, ngành, địa phương và đã phát hiện nhiều thiếu sót, hạn chế của các chủ thể tham gia phong trào thi đua và công tác khen thưởng, qua đó phòng ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên cả nước.
Tuy nhiên, thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương còn hạn chế về số lượng, các cuộc thanh tra được thực hiện hàng năm còn ít; hoạt động thanh tra chậm đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, cách thức thực hiện cho phù hợp với định hướng về thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước; mới chỉ thực hiện thanh tra theo kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt từ đầu năm (từ năm 2014 đến nay, không thực hiện thanh tra đột xuất). Kết luận thanh tra còn chung chung chưa chỉ ra được các sai phạm cụ thể, làm rõ trách nhiệm của cá nhân hay tập thể... nguyên nhân là xuất phát từ việc cơ cấu tổ chức thanh tra chưa phù hợp, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp còn chưa nghiêm, chưa thường xuyên; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành vào công tác thi đua, khen thưởng.
Chương 3: