Yếu tố vật chấ t kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 28 - 31)

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện là điều kiện cần để cán bộ, công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao. Để cán bộ thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát huy hết năng lực của mình thì cần phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc. Để tạo sự thống nhất trong cả nước Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 quy định quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan và cán bộ công chức, viên chức nhà nước như: phương tiện đi lại (ô tô, xe gắn máy); điện thoại dùng để liên lạc; máy tính, máy in...[55].

Đối với hoạt động thanh tra có những đặc điểm riêng, vì vậy bên cạnh những yêu cầu cần phải có của một hoạt động cơ quan quản lý nhà nước thì cũng cần phải được trang bị một số thiết bị hỗ trợ nhằm ghi lại những hành vi vi phạm, những chứng cứ để phục vụ cho công tác xử lý. Các thiết bị này ngoài chức năng hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, nó còn giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra được nhanh chóng, chính xác và khách quan, như: thiết bị chụp ảnh, ghi âm, ghi hình; các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng…; các thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động thanh tra.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng là hoạt động thanh tra chuyên ngành của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện theo một trình tự, thủ tục pháp luật quy định, giúp cho chủ thể quản lý nhà nước kiểm soát và bảo đảm cho các đối tượng quản lý chấp hành đúng chính sách, pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý đối với những vi phạm, kiến nghị khắc phục, điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính

sách, pháp luật. Để bảo bảo hiệu quả cho hoạt động thanh tra cần có các điều kiện về pháp luật, cơ chế chính sách; năng lực của người được giao nhiệm vụ thanh tra và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc.

* Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, dưới góc độ lý luận và pháp lý, luận văn đã tập trung làm rõ nội dung chính sau: Thứ nhất, thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng được hiểu là hoạt động thanh tra chuyên ngành, do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện theo một trình tự, thủ tục pháp luật quy định để kiểm tra, xem xét việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, nhằm đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm; đề xuất những nội dung cần sửa đổi trong các các quy định pháp luật hiện hành cho phù hợp góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Thứ hai, chủ thể thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng bao gồm: Thanh tra Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Thanh tra Sở Nội vụ. Thứ ba, đối tượng thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng có phạm vi rộng tức là quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng đến đâu thì phạm vi thanh tra đến đó (gồm các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà nước). Thứ tư, nội dung, nguyên tắc hoạt động thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng là việc cơ quan thanh tra tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Thứ năm, hình thức thanh tra. Thứ sáu, đối tượng thanh tra. Thứ bảy, các yếu tố tác động đến thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng bao gồm: Yếu tố chính trị, pháp luật, tập quán - văn hóa, năng lực và đạo đức công vụ của các chủ thể có liên quan; vật chất - kỹ thuật…

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)