Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chỉ đạo tập trung của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 70 - 71)

trung của Chính phủ

Sự lãnh đạo Đảng có ý nghĩa quyết định đến tổ chức và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Trong giao đoạn hiện nay, thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đó là: Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời; thực hiện đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp lao động, sản xuất; quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số; chủ động xem xét, khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước

ngoài có đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc phòng của Việt Nam, có nhiều thành tích trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế[6].

Trong hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cần phải bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự tham mưu hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Điều đó thể hiện trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, hoạch định những vấn đề lớn, trọng tâm, trọng điểm mang tính chất định hướng cho công tác thanh tra.

Duy trì công tác kiểm tra hàng năm của Đảng ủy Bộ Nội vụ, Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đối với việc thực hiện đường lối, chỉ thị của Đảng; kiểm tra Chi bộ Vụ Pháp chế - Thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; động viên, khen thưởng kịp thời những thành tích đã đạt được trong công tác thanh tra; đồng thời cũng nghiêm túc chấn chỉnh và xử lý những biểu hiện, hành vi vi phạm quy chế, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra để công tác thanh tra thực sự là “tai mắt” của Bộ, của Ban, giúp cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)