Khái quát về BanThi đua-Khen thưởng Trung ương 1 Quá trình hình thành và cơ cấu, tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 31 - 34)

2.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu, tổ chức

Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta luôn gắn liền với quá trình tổ chức và phát động các phong trào thi đua yêu nước. Cách mạng Tháng Tám thành công, để giải quyết những khó khăn của đất nước, ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị với Chính phủ lâm thời phát động ngay chiến dịch tăng gia sản xuất để diệt giặc đói, mở chiến dịch chống nạn mù chữ để diệt giặc dốt, “mở chiến dịch giáo dục lại tinh thần dân chúng bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính” và sau đó tổ chức phong trào “tuần lễ vàng” và phong trào Nam tiến chi viện cho Nam Bộ kháng chiến chống xâm lược Pháp...Trong điều kiện lịch sử lúc đó, việc phát động toàn dân tham gia thực hiện các chiến dịch và phong trào này không chỉ nhanh chóng giải quyết được nạn đói, nạn dốt, tăng cường chi viện cho kháng chiến ở miền Nam mà còn nâng cao nhận thức chính trị và khẳng định trên thực tế quyền làm chủ thực sự của nhân dân đối với đất nước mới được độc lập. Có thể xem đây là những phong trào có tính chất thi đua đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động đã góp phần to lớn vào việc tăng cường sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc để bảo vệ thắng lợi thành quả của cách mạng Tháng Tám.

Bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 17/9/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 83/SL thành lập Viện Huân chương quy định về bộ máy tổ chức làm công tác Thi đua, Khen

thưởng ở cấp Trung ương với nhiệm vụ: “Giúp Chủ tịch nước nghiên cứu ban hành các chế độ, thể lệ khen thưởng Huân chương, Huy chương, xét duyệt, đặt sản xuất và cấp phát các loại Huân chương, Huy chương”[23].

Ngày 11/6/1948, tại bản Là Nọn, xã Phú Bình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nhân kỷ niệm 1000 ngày Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi Thi đua Ái quốc”, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước có tổ chức ở nước ta, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng của toàn dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng.

Khi cách mạng bước vào giai đoạn mới, đòi hỏi công tác thi đua, khen thưởng phải được tăng cường, do đó ngày 04/02/1964 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 28/CP về việc tổ chức Ban Thi đua ở các ngành, các cấp từ Trung ương đến tất cả các tỉnh, huyện, xã trong cả nước.

Ngày 13 /4/1967, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/CP quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thi đua Trung ương và thành lập Ban Thi đua tại tất cả các bộ, tổng cục và các tỉnh thành trong toàn quốc.

Ngày 16/6/1983, Hô ̣i đồng Bô ̣ trưởng đã ban hành Nghị định số 61/HĐBT về việc lập Hội đồng Thi đua các cấp; ngày 23/12/1983, Hô ̣i đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 160-HĐBT về việc quy định nhiê ̣m vu ̣, quyền hạn và tổ chức bô ̣ máy của Viê ̣n Huân chương; ngày 08/12/1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 223/HĐBT về việc đổi tên Viê ̣n Thi đua và Khen thưởng Nhà nước.

Ngày 25/8/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2004/NĐ- CP về việc thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, là cơ quan thộc Chính phủ, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước; thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức các

hoạt động thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Ban theo quy định của pháp luật[10].

Thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết của Quốc hô ̣i, Khóa XI về cơ cấu bô ̣ đa ngành, đa lĩnh vực Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương được chuyển giao về Bô ̣ Nội vu ̣ theo Nghi ̣ đi ̣nh số 08/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ [12].

Theo Quyết định số 29/2018/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan tương đương Tổng cục trực thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thi đua, khen thưởng[56].

Về cơ cấu tổ chức, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có 08 đơn vị gồm: Vụ Nghiên cứu - Tổng hợp (gọi tắt là Vụ I); Vụ Thi đua - Khen thưởng các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương (gọi tắt là Vụ II); Vụ Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Vụ III); Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Vụ Pháp chế - Thanh tra; Tạp chí Thi đua, Khen thưởng; Trung tâm Tin học.

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân công một Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban. Trưởng ban, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và phân công một Phó Trưởng ban là thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.

Trưởng ban, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành Quy chế làm việc của Ban; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 31 - 34)