nhiều lĩnh vực gặp khó khăn trong hoạt động thanh tra xuất phát từ chưa hiểu hết các quy định pháp luật về thanh tra, chưa nhận thức hết được những thuận lợi trong hoạt động thanh tra do pháp luật hiện hành quy định. Vì vậy, công tác tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó việc hướng tới tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật cho đối tượng thanh tra qua các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn sẽ góp phần thuận lợi cho việc ban hành và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Khi có sự hợp tác của đối tượng thanh tra, sự đồng thuận, quan tâm ủng hộ của dư luận xã hội, ngành thanh tra nói chung cùng như công chức thanh tra chuyên ngành sẽ có điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
3.3.7. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động thanh tra. tra.
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra, cần tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cán bộ trong hoạt động thanh tra. Việc tăng cường điều kiện đảm bảo hoạt động thanh tra giúp cho các cán bộ thanh tra có điều kiện làm việc tốt hơn, hoàn thành nhiệm vụ công tác đúng thời gian với chất lượng cao nhất, cụ thể:
Bổ sung kinh phí hoạt động cho cơ quan thanh tra về thi đua, khen thưởng từ Trung ương đến địa phương.
Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị làm việc: Tại Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Thanh tra Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được bố trí ít nhất 01 xe ô tô chuyên dụng; trang bị đầy đủ máy tính để bàn để làm việc tại văn phòng, máy
tính xách tay để làm việc khi đi công tác; trang bị những thiết bị chuyên dụng khác.
Sớm xây dựng và đưa vào khai thác Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thi đua, khen thưởng nhằm tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để dùng chung nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin các tập thể cá nhân được khen thưởng sẽ tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo hướng hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Ngoài thanh tra viên, cần mở rộng đối tượng và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên theo hướng:
Đối tượng hưởng phụ cấp cần mở rộng gồm: lãnh đạo, công chức thanh tra và các công chức, viên chức khác kể cả người làm công tác phục vụ trong ngành Thanh tra. Phụ cấp thâm niên nghề thanh tra được tính cho công chức, viên chức và người lao động từ khi công tác tại các cơ quan thanh tra thay vì khi được bổ nhiệm thanh tra viên như hiện hành.
* Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở thực trạng, Chương 3 Luận văn đã đưa ra các dự báo về công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới; đề ra các mục tiêu và quan điểm chỉ đạo về công tác thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng và đề ra các giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng trong đó đưa ra các giải pháp cụ thể như: hoàn thiện quy định pháp luật về thanh tra, hoàn thiện quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng,; đổi mới tổ chức, bộ máy làm công tác thanh tra và nâng cao năng lực của đội ngũ công chức thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
KẾT LUẬN
Công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tác động tích cực đến sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, song bên cạnh đó, còn nhiều bất cập, hạn chế về pháp luật và thực tiễn đã làm suy giảm hiệu quả, vai trò và ý nghĩa sâu sắc của công tác thi đua, khen thưởng, do vậy đòi hỏi cần có những giải pháp đánh giá sát đúng, toàn diện, nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
Để có cơ sở đề xuất quan điểm, đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng trong thời giai tới, Luận văn đã tập trung giải quyết các nội dung trọng tâm sau:
Chương 1, Luận văn đã đưa ra một số khái niệm liên quan đến thi đua, khen thưởng và thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng; làm rõ chủ thể, đối tượng, nội dung và được điểm thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; nêu ra các vai trò, nguyên tắc của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng và các yếu tố tác động đến thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng
Chương 2, nghiên cứu thực trạng thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho thấy: Thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương luôn đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật thanh tra chuyên ngành. Các cuộc thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởngtập trung vào các lĩnh vực công tác trọng tâm, phức tạp còn nhiều tồn tại, vướng mắc của ngành (công tác ban hành văn bản; trình tự thủ tục, tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng..). Qua công tác thanh tra đã phát hiện nhiều thiếu sót, hạn chế của các chủ thể tham gia công tác thi đua, khen thưởng, qua đó, phòng ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong
quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên cả nước. Đội ngũ thanh tra viên công chức được giao nhiệm vụ thanh tra có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
Tuy nhiên, thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương còn nhiều hạn chế, bất cấp như: Số lượng các cuộc thanh tra được thực hiện hàng năm còn ít; hoạt động thanh tra chậm đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, mới chỉ thực hiện thanh tra theo kế hoạch. Kết luận thanh tra còn chung chung chưa chỉ ra được các sai phạm cụ thể, làm rõ trách nhiệm của cá nhân hay tập thể. Chưa có nghị định về xử phạt hành chính đối với những sai phạm trong công tác thi đua, khen thưởng...
Chương 3, trên cơ sở lý thuyết của Chương 1 và thực trạng thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng ở Chương 2 và nghiên cứu bối cảnh, xu hướng công tác thi đua, khen thưởng thời gian tới, Luận văn xây dựng mục tiêu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng trong thời gian tới của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm: Dự báo về công tác thi đua, khen thưởng và nhu cầu thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thời gian tới; mục tiêu và quan điểm chỉ đạo công tác thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng như: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chỉ đạo tập trung của Chính phủ; hoàn thiện quy định pháp luật về thanh tra; hoàn thiện quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ công chức làm công tác thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng… Tác giả hy vọng các quan điểm và giải pháp trên là khả thi, nếu được áp dụng trên thực tế sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng trong thời gian tới.