Pháp luật về thanhtra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 41 - 44)

Ngày 15/11/2010, Luật Thanh tra năm 2010 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Trên cơ sở Luật Thanh tra năm 2010, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành như: Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011, quy định về thanh tra viên và cộng tác viên; Nghị định 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012, về tổ chức và hoạt động

thanh tra ngành tài chính; Nghị định 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012, về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ; Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015, quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.... Ngoài ra, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng còn chịu sự điều chỉnh của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật xử lý vi phạm hành chính… và các văn bản hưởng dẫn thi hành để thực hiện thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng đúng quy định pháp luật.

Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, trong đó quy định Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là một trong 02 cơ quan thuộc Bộ Nội vụ (cùng với Ban Tôn giáo Chính phủ) được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Điều 9 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành được thành lập tại cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quyết định của người có thẩm quyền[15]. Trên cơ sở Quyết định số 29/2018/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, ngày 09/01/2019 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 12/QĐ-BNV của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Vụ Pháp chế - Thanh tra là tổ chức hành chính thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, có chức năng tham mưu giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Ưu điểm:

Tuy văn bản pháp luật về thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng còn ít, nhưng hệ thống văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng là rất nhiều, đây là công cụ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện nhiệm vụ thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Hạn chế

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Tổ chức, cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra thi đua, khen thưởng mới chỉ thành lập ở cấp Trung ương, vì vậy công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở các bộ, ngành, địa phương hầu như không được thực hiện. Công tác kiểm tra tuy có được tiến hành nhưng thực hiện còn hình thức, chung chung, chủ yếu thông qua báo cáo hành chính mà ít kiểm tra trực tiếp, kiểm tra toàn diện, chưa quan tâm kiểm tra ở cấp cơ sở.

- Chưa có văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng:

Luật Thanh tra năm 2010 quy định các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được quyền xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, Luật Thanh tra chỉ quy định trong quá trình thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, công chức thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính còn việc xử phạt thế nào lại do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định.

Điều 96 Luật thi đua, khen thưởng có quy định về xử lý đối với người vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng:

“1. Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; người lợi dụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”[43].

Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được quy định (đang bỏ ngỏ) nên không có căn cứ pháp lý để thực thi quy định này. Điều này làm cho các đoàn thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng nhiều lúng túng khi mà pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa quy định, hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Bên cạnh đó, do đặc thù của thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng cho nên khi tiến hành thanh tra phải tiến hành trên diện rộng, vì nội dung, phạm vi, tính chất thanh tra với nhiều đối tượng về cơ bản là giống nhau, vì thế việc ra quyết định thanh tra thường là quyết định thanh tra chung cho nhiều đối tượng và khi kết luận thì ra kết luận thanh tra chung. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thanh tra hiện hành thì nội dung này cũng chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến việc thực hiện ở nhiều nơi rất khác nhau, làm giảm hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra lĩnh vực thi đua, khen thưởng nói riêng.

2.3. Đánh giá chung về thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ban thi đua khen thưởng trung ương (Trang 41 - 44)