2017
là 2,578 tỷ đồng, năm 2018 là 3,278 tỷ đồng, năm 2019 là 4,044 tỷ đồng, tài sản
sinh lời của cho vay DNNVV đuợc tính trên cơ sở trung bình cộng của du nợ cho
vay của DNNVV qua các năm, năm 2017 là 190,981 tỷ đồng, năm 2018 là 234,161 tỷ đồng, năm 2019 là 278,900 tỷ đồng. Nhu vậy tỷ lệ thu nhập lãi thuần
của cho vay DNNVV (NIM) qua các năm: năm 2017 là 1.35%, năm 2018 là 1.40% tăng 0.05% ( 1.40-1.35) so với năm 2017. Năm 2019 1.45% tăng 0.05%
(1.45-1.40) so với năm 2018. Nhu vậy BIDV đã cho vay các DNNVV là đúng huớng, góp phần tăng thêm thu nhập lãi thuần cho BIDV. Để nâng cao tỷ lệ thu
nhập lãi thuần hơn nữa, BIDV đã xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng theo
tín dụng cho ngân hàng. Đồng thời phải có những chiến lược kinh doanh để phát
triển hoạt động cho vay một cách hiệu quả; Xây dựng chính sách tín dụng cụ thể
nhằm giúp cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra được những quyết định chính xác và
hợp lý, đúng theo định hướng của ngân hàng.
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀVỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.3.1. Kết quả đạt được
Để tham mưu và quản lý các rủi ro trọng yếu trong hoạt động cho vay có hiệu quả, tháng 6/2015 BIDV đã thành lập Ban khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trụ sở chính trực tiếp quản lý và điều hành mảng nghiệp vụ đối với hoạt động cho vay khách hàng DNNVV; ban hành đầy đủ hệ thống chính sách, quy định, và xác lập hệ thống hạn mức để nhận diện đo lường kiểm soát và báo cáo rủi ro ở tất cả các nghiệp vụ gồm quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tín dụng. Đặc biệt, đối với QLRR tín dụng, BIDV đã thực hiện các chính sách và quy định như quy chế cho vay đối với khách hàng, chính sách về quản lý hạn mức tập trung đối với khách hàng là Định chế tài chính; chính sách phận loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng DN; quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay; hướng dẫn về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.. .Bên cạnh các hạn mức tuân thủ theo quy định của NHNN, BIDV còn xác lập hạn mức nội bộ như Giới hạn cấp tín dụng của 1 chi nhánh đối với một khách hàng, giới hạn cấp tín dụng của Trụ sở chính đối với 1 khách hàng; giới hạn tín dụng toàn NH; giới hạn tín dụng theo ngành; tỷ trọng dư nợ ngành lớn nhất/ vốn cấp 1; mức tối đa của tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2, dư nợ cơ cấu/tổng dư nợ, mức tối đa của tỷ lệ dư nợ trung dài hạn, dư nợ ngoại tệ, dư nợ có TSBĐ/ tổng dư nợ.
hiệu quả cho vay ngày càng hoàn thiện, hoạt động cho vay đối với DNNVV của BIDV đã thu đuợc những kết quả sau:
- Du nợ cho vay DNNVV tăng trưởng tốt, quy mô cho vay đối với DNNVV đã được mở rộng, uy tín của NH được nâng cao qua đó thu hút ngày càng nhiều số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- Chất lượng khoản cho vay DNNVV được cải thiện, số doanh nghiệp thuộc nhóm nợ xấu giảm và tổng số dư nợ thuộc nhóm nợ xấu cũng đã giảm quá mức tỷ lệ cho phép 3%. Nợ quá hạn tập trung ở các khách hàng nhỏ, số dư nợ quá hạn nhỏ cho thấy NH đang dần cải thiện được các khoản mục cho vay, đa dạng hóa cho vay các loại DN và phân tán rủi ro.
- Lợi nhuận của BIDV luôn đạt mức cao hơn mức trung bình ngành qua các năm từ 2017 đến 2019, BIDV đã tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch vàđặc biệttăng dần quy mô nhân sự và chất lượng cán bộ, Điều này cho thấy BIDV rất quan tâm đến mảng nghiệp vụ cho vay DNNVV, BIDV đã lựa chọn được những cán bộ có đủ tài năng, trách nhiệm và nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ cho DN làm ăn có hiệu quả từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững cho BIDV ngay cả khi kinh doanh trong thời kỳ lợi nhuận chung của NH tăng trưởng chậm.
- Chính sách quản trị điều hành ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
Ngoài việc tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống, chỉ tiêu chất lượng ngành và mục tiêu tăng trưởng kế hoạch thì BIDV còn luôn là một trong những NH tiên phong trong việc thực hiện các quy định của NHNN, nâng cao chất lượng quản trị, hệ thống công nghệ thông tin, định hạng tín dụng đi sát dần theo quy chuẩn, thông lệ quốc tế. BIDV là NH đi đầu trong việc thực hiện các sách lược kinh tế của Chính phủ, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế của vùng, tỉnh thành địa phương...
STT Tên Ngân hàng
____________________Dư nợ xấu____________________
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % VCB 0 0 6,221 0.98% 5,802 0.79% BIDV 5,230 1.62 % 7,170 1.90% 19,496 1.75% 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay đối với DNNVV tại BIDV vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Thứ nhất, tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV so với tổng dư nợ chung của BIDV còn thấp, so với nhu cầu thực tế, quy mô dư nợ đối với DNNVV còn khákhiêm tốn so với tổng dư của BIDV. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của DNNVV
còn rất lớn đặc biệt là vốn trung, dài hạn dùng để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
của DN. Tuy nhiên BIDV chưađáp ứng được nhu cầu của khách hàng do khách
hàng không đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc dự án đầu tư không khả thi.
Theo quy định hiện nay số vốn chủ sở hữu tốithiểu của DN tham gia vào dự án vay vốn trung dài hạn là 15%-20% tổng nhu cầu vốn. Đây là những điều kiện rất
khó cho các DNNVV để được vay vốn thực hiện dự án và phần nào đã làm hạn
chế khả năng mở rộng cho vay trung dài hạn của Doanh nghiệp.
Giá trị của các khoản cho vay tại BIDV còn khá thấp, mức dư nợ của DNNVV chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng dư nợ toàn hệ thống BIDV. Việc cho vay nhiều món có giá trị nhỏ dẫn đến chi phí phát sinh cho các món vay này
như chi phí quản lý giấy tờ, hồ sơ, thẩm định... nhiều hơn so với việc cho vay các món có giá trị lớn. Điều này là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thu được từ các món vay sẽ không cao. Hiệu quả của cho vay DNNVV chưa được đánh giá
đầy đủ đúng mực nên chưa thấy hết được vai trò của hoạt động cho vay đối với
DNNVV trong hoạt động kinh doanh NH.
- Thứ hai, nợ xấu phân khúc khách hàng DNNVV có xu hướng tăng dần qua các năm.