6. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
3.1.1. Xu thế phát triển thẻ trên thế giới
Theo nghiên cứu mới của tổ chức Ngân hàng thế giới World Bank, thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành phương thức phổ biến tại các quốc gia phát triển, và giá trị chi tiêu của người dân bằng phương thức chiếm đến 90% tổng giao dịch trong ngày.
Tiền mặt lưu thông trong thị trường tại Mỹ chỉ chiếm 7.7% tổng lượng tiền của nên kinh tế, điều này là dễ hiểu, vì Mỹ là nơi ra đời của thẻ ngân hàng. Quốc gia này là nước có giá trị thanh toán thẻ lớn nhất thế giới. Cùng với Mỹ, thị trường lý tưởng Châu Âu là thị trường tiếp theo cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển, tỷ lệ tiền mặt chiếm khoảng 10% tổng lượng tiền của nền kinh tế tại khu vực Châu Âu đến năm 2016. Người dân ở các khu vực này sử dụng thẻ như một phương thức thanh toán thay thế cho tiền mặt, được sử dụng hàng ngày trong đa số các giao dịch. Đa số các nước đã triển khai cải cách hệ thống thanh toán, mở rộng thanh toán hiện đại, phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của người dân.
Điển hình như tại Thụy Điển, thanh toán bằng thẻ tín dụng trở nên chủ yếu với hơn 2.4 tỷ giao dịch bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Ngay cả khi lượng giao dịch bằng thẻ rất lớn, thì hiện nay, người dân sử dụng giao dịch bằng ứng dụng điện tử để giao dịch đang tăng mạnh mẽ. Chính quyền các nước đang kêu gọi thay đổi thói quen giao dịch từ thanh toán trao đổi bằng tiền mặt sang thanh toán, giao dịch bằng thẻ, chuyển khoản trực tuyến. Những giao dịch điện tử được khuyến khích vì nhiều tiện lợi mà chúng mang đến như giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, nhanh chóng, và dễ truy lần dấu vết để các nhà
chức trách giám sát, kiểm tra. Tuy nhiên, giá trị thanh toán thẻ của khu vực Mỹ và châu Âu đang tiến đến bão hòa, sự tăng trưởng không rõ rệt, một phần do sự phát triển vượt bậc của các thị trường tài chính mới khác.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực rộng lớn với khoảng 41 quốc gia. Đây chính là một thị trường đầy tiềm năng đối với kinh doanh thẻ do sự chuyển mình vươn lên về mặt kinh tế của nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... các thị trường tài chính lớn như Hong Kong, Singapore, Tokyo.. Thẻ hiện nay đang được rộng rãi tại một số nước lớn có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singrapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australias... chưa phổ biến cho toàn khu vực nên giá trị thanh toán thẻ còn thấp hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, với nhịp độ phát triển kinh tế và tiềm lực như hiện nay, khu vực này chắc chắn sẽ đuổi kịp và vượt qua khu vực Mỹ và Châu Âu.
Khu vực châu Mỹ La - tinh, Trung Đông và Châu Phi là những châu lục có sự phát triển kinh tế không ổn định và đồng đều. Các châu lục này có thế mạnh là địa điểm du lịch, dầu mỏ thu hút được khách du lịch cùng các nhà đầu tư từ khu vực Bắc Mỹ, châu Âu cùng Trung Quốc. Điều này có thể mở ra thị trường mới hấp dẫn cho kinh doanh thẻ. Sản phẩm dịch vụ thẻ ở các khu vực này đang dần trở nên phổ biến hơn, hứa hẹn cho sự phát triển lớn mạnh.
Khi thế giới tiến dần vào kỷ nguyên 4.0, xu hướng thẻ thông minh được tạo điều kiện phát triển nhanh chóng. Trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2013, thị trường thẻ thông minh đã đạt mức tăng trưởng 2 chữ số. Mức độ tăng trưởng này cho thấy sức hấp dẫn về thẻ thông minh trên thế giới hiện nay. Ngoài phát triển thẻ ngân hàng, các hình thức thanh toán trực tuyến như cổng thanh toán và ví điện tử cũng đang phát triển mạnh mẽ. Tất cả những hình thức thanh toán này đều chứng tỏ rằng, thanh toán bằng công nghệ đang là xu hướng của thế giới hiện nay.