Xu thế phát triển thẻ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0866 hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP á châu chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 92 - 93)

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài:

3.1.2. Xu thế phát triển thẻ tại Việt Nam

Dân số Việt Nam hiện tại là khoảng hơn 90 triệu dân, trong đó người dân sống tại các đô thị lớn chiếm khoảng hơn 30% dân số. Dân số Việt Nam thuộc hàng dân số trẻ, với số lượng người trẻ dưới 30 tuổi vào khoảng trên 50%. Nền kinh tế Việt Nam phát triển, chất lượng cuộc sống đang được nâng cao, cùng với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam từ 200USD/người năm 2000 đã tăng lên .. .USD vào năm 2017.

Năm 2018, thương hiệu thẻ quốc tế Visa có làm thống kê trên toàn thế giới, thị trường châu Á - Thái Bình Dương hiện đang chiếm khoảng 23% tổng doanh số thanh toán toàn cầu của thương hiệu, trong đó, quốc gia có tốc độ tăng trường nhanh nhất là Việt Nam. Trong tất cả các sản phẩm về thẻ, thẻ tín dụng quốc tế là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư tài chính, ngân hàng chú ý và đẩy mạnh phát triển thời điểm hiện tại cũng như thời gian sắp tới. Theo cục thống kê của hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam, doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ngày một tăng trưởng, đạt 30% vào năm 2017. Xét về cơ cấu tỷ trọng doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế so với tổng số thẻ tín dụng nói chung đã tăng từ 11% lên đến 13% kể từ năm 2016 đến hết 2017.

Kể từ khi thị trường Việt Nam phát hành chiếc thẻ đầu tiên vào năm 1996, đến năm 2017 số lượng thẻ đã phát hành đạt mức trên 132 triệu thẻ với hơn 48 ngân hàng thực hiện phát hành. Trong số thẻ ngân hàng được phát hành, thẻ ghi nợ luôn chiếm số lượng thẻ lớn nhất với các mục đích thanh toán và giao dịch thường ngày.

Khi xu hướng mua sắm trực tuyến quốc tế và du lịch tăng lên, thị trường thẻ hiện nay lại càng sôi động hơn. Thu nhập của người dân đang dần tăng cao, chất lượng cuộc sống tăng lên thì nhu cầu mua sắm, tận hưởng, du lịch cũng tăng theo. Các cơ sở chấp nhận thẻ ngày càng nhiều, số lượng máy ATM, thiết bị POS, phương thức thanh toán trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và

đi vào cuộc sống, hệ thống thẻ tín dụng và ghi nợ sẽ là một công cụ thanh toán lý tưởng. Với việc ngân hàng cung cấp một lượng tín dụng trước cho chủ thẻ tín dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ mà lại không cần trả bất kỳ một khoản lãi nào, nếu trả nợ đúng thời hạn, khiến cho khả năng thanh toán của khách hàng ngày càng được mở rộng.

Trước đây, nếu muốn sở hữu một món hàng với giá trị lớn, người ta thường mất một khoảng thời gian để dành dụm, thì hiện nay, khách hàng hoàn toàn có thể có ngay món đồ mình dự định mua với việc thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thanh toán bằng thẻ không phải cầm một lượng tiền lớn, việc sử dụng thẻ tín dụng khi mua sắm hàng hóa trên các trang quốc tế cũng trở nên dễ dàng. Khách hàng không cần phải tính toán lượng tiền quy đổi ngoại tệ, vì khi sử dụng thẻ tín dụng sẽ đảm bảo giao dịch đa ngoại tệ, tự động quy đổi giá trị.

Theo các thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ ngày gia tăng trong những năm tiếp theo, trở thành một thị trường sản phẩm đầy tiềm năng. Số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Thị trường kinh tế Việt Nam cho phép các ngân hàng Việt Nam được tận hưởng lợi thế của người đi sau để đầu tư cho hệ thống ngân hàng mình những thiết bị công nghệ, các sản phẩm dịch vụ hiện đại, học tập các nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế và từng bước đa dạng hóa các sản phẩm mới cho ngân hàng, các thẻ ngân hàng kết hợp với các ứng dụng ví điện tử, thương mại điện tử,... Đặc biệt hơn nữa là không chỉ đối với các khách hàng cá nhân, mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phát triển hàng hóa của mình ra nước ngoài, họ rất quan tâm đến các phương thức thanh toán mới trên thị trường thế giới đang thịnh hành. Trong kỷ nguyên hiện đại luôn biến đổi không ngừng, không ai muốn mình là người bị bỏ lại phía sau.

Một phần của tài liệu 0866 hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP á châu chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w