Thực trạng hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDVHà Nộ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 51 - 74)

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDVHà Nội 2.2.1.1. Chính sách cấp tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDVHà Nội

Tại BIDV Hà Nội , Khối Quản lý khách hàng bao gồm 7 phòng: 5 phòng KHDN và 2 phòng KHCN. Các phòng khách hàng doanh nghiệp đều có chức năng giống nhau, không phân tách chức năng cho vay doanh nghiệp lớn và DNNVV, tuy nhiên, mỗi phòng khác nhau lại có một nhóm khách hàng chủ đạo: Phòng KHDN1 chủ yếu phục vụ các Khách hàng là tập đoàn, tổng công ty lớn có vốn nhà nước; Phòng KHDN2 chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp thi công xây lắp các công trình giao thông, nhà ở ...; Phòng KHDN3 chủ yếu phục vụ các Khcash hàng là doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và khách hàng thuộc phân khúc nhỏ và vừa; Phòng KHDN4 chủ yếu phục vụ các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu và khách hàng FDI; Phòng KHDN5 chủ yếu phục vụ các khách hàng định chế tài chính. Chức năng của các phòng khách hàng doanh nghiệp cụ thể như sau: Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ đã được xét duyệt; Huy động vốn các khách hàng doanh nghiệp theo lãi suất quy định của BIDV; Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc; Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng doanh nghiệp; Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện tiếp thị sản phẩm dịch vụ có liên quan tới khách hàng doanh nghiệp.

về chính sách: Chính sách cấp tín dụng của BIDV theo Quyết định của Hội đồng quản trị BIDV ngày 15/12/2016 v/v Ban hành chính sách c ấp tín dụng như sau:

(Nguồn: Chính sách cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Tiêu chí Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3 Đối tượng 4 Đối

tượng 5 Đối tượng 6 Đối tượng 7

Đối tượng 8 Đối tượng 9 Đối tượng 10 1. Tiêu chí về phân nhóm đối tượng Hạng AAA, AA+ và PLN nhóm 1 Hạng AA, AA- và PLN nhóm 1 Hạng A+, A và nợ nhóm 1 Hạng A-, BBB và PLN nhóm 1 Hạng BB+ và PLN nhóm 1 Hạng BB và PLN nhóm 1 Hạng BB-; Hoặc có hạng từ BB đến AAA nhưng PLN nợ nhóm 2 Hạng B Hạng D1; Hoặc c hạng từ B đến AAA nhưng PLN nhó m 3 hoặc bị âm vốn chủ sở hữu Hạng D2, D3; Hoặc c hạng từ D1 đến AAA nhưng PLN nhóm 4, 5 2. Chính sách cấp tín dụng theo nhóm 2. 1. Định hướng tiếp thị

khách hàng Mở rộng, phát triển tiếp thị Tiếp thị có chọn lọc Không tiếp thị

2.2. Định hướng cấp tín

dụng Ưu tiên cấp tín dụng (1) Cấp tín dụng bình thường (2) Cấp tín dụng có chọn lọc (3)

Kiếm soát cấp

tín dụng (4) Không cấp tín dụng

2.3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia tối thiêu 2.3.1. Đối với cấp tín dụng

đầu tư dự án (5) 20% 25% 25% 30% 30% 35% 40% 50% Không cấp tíndụng Không cấptín dụng

2.3.2. Đối với cho vay vốn

lưu động 20% phươngán SXKD (6) 20% phương án SXKD (6) 20% phương án SXKD (6)

2.4. Tỷ lệ Tài sản bảo đảm tối thiêu

42

2.4.1. Cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh, phát hành cam kết thanh toán

20% hoặc 0% (7) 0% nếu hệ số nợ ≤ 2,5 (8) 30% 40% 50% 80% 100% (9) 100% (9) Không cấp tín dụng 2.4.2. Cấp tín dụng đâu tư dự án a) Tài sản hình thành từ vốn vay Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ b) Tỷ lệ tài sản bảo đảm khác tối thiểu (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay) 0% 0% 0% 0% 0% 20% hoặc 0% nếu tỷ lệ VCSH tham gia từ 50% 40% hoặc 0% nếu tỷ lệ VCSH tham gia từ 70% 50% Không cấp tín dụng Không cấptín dụng 43

(Nguồn: Chính sách cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

a. Chính sách tiếp thị khách hàng

Căn cứ mức xếp hạng khách hàng tại Hệ thống XHTDNB và kết quả phân loại nợ, BIDV thực hiện áp dụng chính sách tiếp thị khách hàng phù hợp. Ve nguyên tắc, BIDV thực hiện mở rộng phát triển tiếp thị đối với khách hàng được phân loại nợ nhóm 1, tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng được phân loại nợ nhóm 2 và không tiếp thị đối với khách hàng có nợ xấu tại BIDV và tổ chức tín dụng khác.

BIDV không tiếp thị đối với khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu hoặc khách hàng đang có lỗ lũy kế và bị lỗ trong năm tài chính gần nhất (trừ trường hợp khách hàng có lỗ lũy kế theo kế hoạch do đang trong giai đoạn đầu tư dự án chưa phát sinh doanh thu).

b. Định hướng cấp tín dụng

BIDV xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng khi đáp ứng được các điều kiện vay vốn, cấp bảo lãnh, cấp cam kết thanh toán theo quy định hiện hành của BIDV. Trường hợp khách hàng mới phải bảo đảm không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng khác tại thời điểm xét duyệt, quyết định cấp tín dụng lần đầu.

Căn cứ mức xếp hạng khách hàng tại Hệ thống XHTDNB và kết quả phân loại nợ của từng khách hàng, BIDV thực hiện định hướng cấp tín dụng đối với khách hàng. Về nguyên tắc, BIDV ưu tiên cấp tín dụng/cấp tín dụng bình thường đối với khách hàng được phân loại nợ nhóm 1, cấp tín dụng có chọn lọc đối với khách hàng được phân loại nợ nhóm 2 và kiểm soát cấp tín dụng hoặc dừng cấp tín dụng đối với khách hàng có nợ xấu.

c. Chính sách tài sản bảo đảm

Căn cứ mức xếp hạng khách hàng tại Hệ thống XHTDNB và kết quả phân loại nợ, trong từng thời kỳ, BIDV xem xét cấp tín dụng có bảo đảm toàn bộ hoặc một phần bằng tài sản, bảo lãnh của TCTD, hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh của TCTD đối với khách hàng.

d. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Căn cứ mức xếp hạng khách hàng tại Hệ thống XHTDNB và kết quả phân loại nợ, BIDV chỉ xem xét cho vay khi khách hàng đáp ứng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối

~ Năm 2017 2018 2019

45

thiểu. Đối với cấp tín dụng đầu tư dự án được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia của khách hàng phải đáp ứng tối thiểu 15%.

e. Hệ số nợ

Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của khách hàng (xác định khi xếp hạng tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV), hệ số nợ phải đáp ứng quy định của BIDV

e. Chính sách về giá

Việc quyết định lãi suất cho vay (bao gồm giá phí) đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất của BIDV trong từng thời kỳ do Tổng Giám đốc chỉ đạo, quyết định hoặc phân cấp cho các cấp điều hành quyết định.

2.2.1.2. Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDVHà Nội

Quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh BIDV Hà Nội hiện đang được thực hiện theo Quy định quy trình cấp tín dụng đối với khcash hàng tổ chức ban hành ngày 30/06/2015 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV. Theo đó , quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm 9 bước, cụ thể:

> Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng

> Bước 2: Thẩm định rủi ro

> Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

> Bước 4. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt

> Bước 5: Giải ngân

> Bước 6: Giám sát và kiểm soát sau giải ngân

> Bước 7: Thu nợ lãi, phí

> Bước 8: Xử lý trường hợp phát sinh nợ quá hạn

> Bước 9: Thanh lý hợp đồng

2.2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDVHà Nội

Trong những năm qua, nhận thức rõ tầm quan trọng và tiềm năng phát triển to lớn của nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhà, Ban lãnh đạo Chi nhánh BIDV Hà Nội đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với nhóm

46

đối tượng này và thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện ở nhiều mặt:

2.2.2.1. Thực trạng mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa a) về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng

Bảng 2.8. Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV Hà Nội

5

Doanh nghiệp lớn 45 52" 5 6^ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 158^ Ĩ95 25

9~

- Mức tăng tuyệt đối 35 6

6

- Mức tăng tương đối (%) 22,15% 34,20%

- Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa/tổng

số doanh nghiệp (%) 77,83% 78,78% 82,22%

Tỷ trọng DNNVV/tổng sô doanh nghiệp

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019 của BIDVHà Nội)

Từ bảng số liệu cho thấy, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với BIDV Hà Nội đã c ó sự tăng trưởng tốt trong giai đoạn qua. Đến cuối năm 2019, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang c ó quan hệ tín dụng với Chi nhánh đã tăng 66 doanh nghiệp (tương đương mức tăng 34,20%) so với thời điểm năm 2018. Tỷ trọng số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng số khách hàng doanh nghiệp có quan hệ với Chi nhánh cũng tăng dần lên qua các năm, từ 77,83% năm 2017 lên 78,78% năm 2018, 82,22% năm 2019.

Chỉ tiêu ———

2017 2018 2019

Tổng doanh số cho vay KHDN 16.852 20.569 23.120 Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.962 2.265 2.654 - Tăng trưởng số tuyệt đối (tỷ đồng) 303 389 - Tăng trưởng số tương đối (%) 15,44% 17,17% Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV trong tổng

doanh số cho vay KHDN tại BIDV Hà Nội (%) 11,64% 11,01% 11,48% Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV trong tổng

doanh số cho vay HDN tại hệ thống BIDV (%) 18,59 19,75 20,59

Biểu đồ 2.9. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng KHDN có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh BIDV Hà Nội’

350 300 250 200 150 100 50

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số Doanh nghiệp Tổng số DNNVV

0

(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.8)

Nhìn trên đồ thị có thể thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn có quan hệ tín dụng với Chi nhánh đều tăng trong thời gian qua, tuy nhiên đường biểu thị sự tăng lên của doanh nghiệp nhỏ và vừa dốc hơn, điều đó cho thấy tốc độ tăng lên về số lượng của nhó m khách hàng này cao hơn. Tính bình quân trong giai đoạn 2017-2019, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh đã tăng 28,17%, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn trong giai đoạn này chỉ đạt 11,62%/năm, bằng khoảng 1/2 tốc độ tăng bình quân của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với xu hướng tăng trưởng này chúng ta có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, BIDV Hà Nội đã chú trọng nhiều hơn trong việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phù hợp với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính phủ. Trong trình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì việc Chi nhánh vẫn mở rộng được quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp như phân tích ở trên cho thấy sự cố gắng và nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong việc phát triển hoạt động này.

Tuy nhiên, do là ngân hàng chuyên về đầu tư và phát triển nên hoạt động cho vay đối với nhóm đối tượng này vẫn chưa thực sự mạnh, số lượng các doanh nghiệp lớn năm 2019 vẫn chiếm khoảng 17,78% tổng số doanh nghiệp tại Chi nhánh. Đây là một tỷ lệ rất cao nếu so sánh với các chi nhánh ngân hàng thương mại khác (chỉ dưới 10%).

b) về doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 2.10. Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

■ ■—-—-—... ...^ Thời điểm

______Chỉ tiêu_______ —— --- 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Tổng dư nợ cho vay_______________________ 9.241 10.627 12.019 Tổng dư nợ cho vay KHDN________________ 7.291 8.521 9.296 Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa______ 875 956 1.092 - Số tuyệt đối (tỷ đồng)___________________ 81 136 - Số tương đối (%)_______________________ 9,26% 14,23% Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV trong tổng

dư nợ cho vay KHDN(%)

\--- ---- ---7—---

9,47% 9,00% 9,09%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Khối KHDN từ năm 2017-2019)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng tại Chi nhánh đều có sự tăng trưởng qua các năm qua. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của cả Chi nhánh từ năm 2017 đến năm 2019 đã tăng từ 16.852 tỷ đồng lên 23.120 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,22%. Song song với sự tăng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của cả Chi nhánh, doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tăng lên. Doanh số cho vay nhóm đối tượng này năm 2019 đã tăng 389 tỷ đồng so với thời điểm năm 2018, chiếm 11,48% tổng doanh số cho vay khách hàng

49

doanh nghiệp của Chi nhánh. Tỷ trọng doanh số cho vay qua các năm duy trì ở mức xấp xỉ 11,38% còn thấp so với mặt bằng hệ thống BIDV do chi nhánh có nhiều khách hàng với quy mô tín dụng lớn.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao doanh số cho vay này là do trong những năm qua, Chi nhánh đã chú trọng hơn đến việc phát triển cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa khiến số lượng doanh nghiệp mà Chi nhánh có quan hệ tín dụng đã tăng mạnh, nhu cầu vốn mà các doanh nghiệp cần cũng tăng lên.

c) về dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 2.11. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

■ Dư nợ trung

hạn 260 261 276

■ Dư nợ ngắn

hạn 615 695 802

■ Tổng dư nợ 875 956 1092

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh BIDVHà Nội giai đoạn 2017-2019)

Cũng như tổng doanh số cho vay, dư nợ cho vay nói chung của cả Chi nhánh và dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có sự tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, năm sau luôn cao hơn so với năm trước. Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tăng từ 875 tỷ đồng cuối năm 2017 lên 1.092 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2019. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV cao, đạt 9,26% thời điểm 31/12/2018 và 14,23% thời điểm cuối năm 2019. Sự tăng trưởng cao về giá trị tuyệt đối một lần nữa khẳng định hiệu quả thực thi chính sách của Chi nhánh trong việc chú trọng phát triển cho

50

vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp c ó xu hướng giảm nhẹ, từ mức 9,47% năm 2017 xuống còn 9,09% thời điểm cuối năm 2019, điều này là do tốc độ tăng trưởng dư nợ nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn cao hơn khách hàng DNVVN, đặc biệt là top 10 khách hàng doanh nghiệp lớn nhất của chi nhánh. Có thể thấy, dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại vẫn còn khá thấp, chỉ chưa đến 10% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong khi xét về số

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 51 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w