Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 97 - 99)

Thứ nhất, đề nghị Chính phủ kiên định với các mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, tỉnh táo trước những sức ép về tăng trưởng nhanh trước mắt song không bền vững. Điều này c ó ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong dài hạn.

Thứ hai, về môi trường pháp lý, Chính phủ cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật một cách cụ thể, chi tiết nhằm tạo lập một khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ, đầy đủ và đồng bộ. Cần nhấn mạnh yêu cầu hợp lý và khả thi trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo rằng pháp luật là cơ sở để thúc đẩy kinh doanh an toàn chứ không phải rào cản khiến hoạt động kinh doanh khó khăn (với các quy định không hợp lý) hoặc bấp bênh, rủi ro (với các quy định không khả thi làm doanh nghiệp luôn ở tình trạng vi phạm pháp luật do quy định không thể thực hiện được). Đặc biệt, Chính phủ cần kiện toàn các quy định điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp nhỏ và vừa để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp c điều kiện phát triển và hoạt động của ngân hàng cũng an toàn, lành mạnh hơn, g óp phần nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, Chính phủ cần có những chính sách cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất như xây dựng một hệ thống quy hoạch đối với việc sử dụng đất để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời chính quyền địa phương các cấp cần kiên quyết hơn trong việc giải quyết những vướng mắc liên

quan tới giải phóng mặt bằng, đền bù hay thu hồi đất... nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành.

Thứ tư, ban hành những chính sách, điều luật nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới, nhập khẩu các công nghệ tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài để vận dụng trong sản xuất; Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hoạt động chuyển giao công nghiệp; Khuyến khích thương mại hóa và phát triển thị trường tài sản trí tuệ; Nâng cao nhận thức cho chính quyền và doanh nghiệp về vài trò của khoa học, công nghệ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tư cho khoa học, công nghệ chính là đầu tư để phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong hội nhập quốc tế.

Thứ năm, Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các chương trình xúc tiến thương mại địa phương; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc hàng tiêu dùng được sản xuất trong nước, đồng thời tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, c ó chính sách khuyến khích các trung tâm bán lẻ và siêu thị áp dụng tỷ trọng cao các mặt hàng được sản xuất trong nước. Qua đó , tạo tác động bôi trơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm hàng tồn kho của các doanh nghiệp.

Thứ sáu, triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao năng lực quản trị tại các doanh nghiệp này; Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các buổi tọa đàm về pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế; Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tuyển dụng lao động, tiếp cận nguồn lao động chất lượng;

Thứ bảy, hiện nay có rất nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ cấp Trung ương đến địa phương trên các lĩnh vực như thuế, hỗ trợ công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp. và các chính sách này nằm tản mạn tại các Bộ, ngành, địa phương,

85

do vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận. Vì vậy, Chính phủ cần hình thành cơ chế về hỗ trợ thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; liên kết đến các thông tin của các tổ chức đại diện, hỗ trợ cho doanh nghiệp để cung cấp thông tin một cách có hệ thống, kịp thời đến với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó , Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành có liên quan cần nâng cấp, kết nối, hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trên Cổng thông tin doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp cận thông tin sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w