Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 76)

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù đã c ó sự quan tâm đến công tác cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi nhóm khách hàng này là những khách hàng tiềm năng, quan trọng nhưng hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này tại Chi nhánh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất, mặc dù quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có sự tăng trưởng tốt nhưng xét về tỷ trọng vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ với Chi nhánh cũng như doanh số và dự nợ cho vay đối với nhóm khách hàng này đều tăng trưởng tốt trong những năm qua nhưng xét về tỷ trọng trong kết quả cho vay chung của Chi nhánh thì vẫn còn rất thấp. Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm từ 9,4%- 13,1% tổng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp hàng năm của Chi nhánh, và tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm 8,1- 12% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.

Thứ hai, chưa khai thác tốt nền khách hàng có quan hệ tiền gửi, giao dịch với chi nhánh để thiết lập quan hệ tín dụng và tiếp thị các sản phẩm vay

Tính đến cuối năm 2016, số lượng khách hàng DNNVV của Chi nhánh là 2,962 khách hàng trong đó số khách hàng có quan hệ cho vay chỉ là 245 khách hàng (chiếm 8,28%) là một còn số quá khiêm tốn. Trong 91,72% số khách hàng còn lại có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt, là khách hàng quan trọng tại một số ngân hàng thương mại khác. Điều này cho thấy sự thiếu quyết liệt trong công tác phát triển khách hàng vay của lãnh đạo và các bộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận giao dịch và bộ phận tín dụng trong việc tiếp cận và tiếp thị khách hàng vay vốn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

63

Có nhiều khách hàng là DNNVV thường xuyên có quan hệ giao dịch tại chi nhánh như chuyển tiền, rút nộp tiền mặt, gửi tiềm gửi có kỳ hạn, sử dụng dịch vụ chi trả lương và các dịch vụ phi tín dụng của khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, giao dịch viên chưa c ó ý thức nắm bắt cũng như phối hợp với cán bộ quan hệ khách hàng phân tích sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để giới thiệu, tư vấn các sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu cảu khách hàng. Hiện nay, nếu khách hàng đến giao dịch thì thường giao dịch viên chỉ tư vấn về các sản phẩm liên quan đến nghiệp vụ của mình, nếu khách hàng hỏi về vay thì mới giới thiệu lên phòng doanh nghiệp. Trong khi đó, rất nhiều các ngân hàng thương mại khác thường xuyên gọi điện, chăm s ó c, tiếp thị nên số lượng khách hàng hỏi vay khi đến giao dịch và sau đó c ó quan hệ tín dụng tại chi nhánh chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.

Thứ tư, lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp

Cũng giống như các chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, lợi nhuận thu được từ hoạt động này mặc dù đã tăng trưởng tốt trong những năm qua nhưng xét về giá trị tuyệt đối vẫn còn rất khiêm tốn. Hiện nay lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ chiếm khoảng 7,33% - 11,87% tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đây là con số khá thấp khi so với các chi nhánh ngân hàng khác. Vì vậy, Chi nhánh cần đưa ra chiến lược và biện pháp hợp lý để thu hút nhó m đối tượng khách hàng tiềm năng này.

Thứ năm, dư nợ cho vay trung dài hạn còn thấp về cả giá trị cũng như tỷ trọng trong cơ cấu cho vay. Trong quá trình thẩm định, việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án chủ yếu căn cứ vào số liệu của dự án do doanh nghiệp cung cấp, thiếu sự kiểm nghiệm số liệu thực tế (chiếm 55% số lượng các dự án được thẩm định tại BIDV Hà Nội). Điều này dẫn đến việc tính toán hiệu quả dự án chưa sát với thực tế, kết quả tính toán và kết quả thực hiện dự án có sự chênh lệch. Tính đến cuối năm 2015, số dự án phải gia hạn thời gian giải ngân là 2 dự án. Việc tổ chức liên kết, tổng hợp kinh nghiệm và thông tin nghiệp vụ của chi nhánh chưa tốt, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách khách hàng, chính sách tín dụng, mức chủ động tiếp cận, xem xét đánh giá dự án chưa cao.

Từ những nhận xét đánh giá trên, có thể thấy, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, công tác cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Hà Nội những năm qua vẫn còn gặp khá nhiều hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế đó là:

a, Nguyên nhân chủ quan

N Chưa xây dựng chính sách tín dụng riêng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều kiện về tài sản bảo đảm chặt chẽ

Hiện nay, Chi nhánh vẫn đang áp dụng nguyên chính sách cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa do Ban phát triển sản phẩm bán lẻ tại Hội Sở chính xây dựng và áp dụng chung cho tất cả chi nhánh của BIDV mà chưa xây dựng một chính sách riêng với nhiều ưu đãi đặc thù của riêng Chi nhánh để thu hút nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó , điều kiện vay vốn tại Chi nhánh còn quá chặt chẽ, tất cả các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh đều phải có tài sản bảo đảm. Trong khi đó , hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế về khả năng tài chính nên nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo của Chi nhánh nên không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

N Chất lượng công tác thẩm định cho vay tại Chi nhánh thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, nhiều khâu trong quá trình thẩm định vẫn còn mang nặng tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, trong khi đội ngũ cán bộ của Chi nhánh còn non trẻ, năng lực lại không đồng đều.

N Số lương doanh nghiệp cần quản lý / 01 cán bộ tín dụng tương đối cao. Hiện chi nhánh có 19 cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp, trung bình mỗi cán bộ quan lý 15,3 khách hàng có quan hệ tín dụng với dư nợ cho vay KHDN bình quân 455 tỷ đồng/cán bộ (chưa tính khách hàng là định chế tài chính). Số lượng dư nợ quản lý/ cán bộ của chi nhánh thuộc top 5 chi nhánh cao nhất hệ thống và cao nhất địa bàn Hà Nội. Như vậy, khối lượng công việc của mỗi cán bộ tín dụng của chi nhánh khá cao, dễ xảy ra tình trạng quá tải và hạn chế thời gian thực hiện công tác tiếp thị khách hàng DNNVV cũng như công tác kiểm tra sử

65 dụng vốn của khách hàng.

S Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay vẫn chưa được cán bộ Chi nhánh thực hiện sát sao, còn hời hợt và mang nặng tính hình thức. Thực tế trong thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp do sự tắc trách trong công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của cán bộ quản lý khách hàng khiến Chi nhánh phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của Chi nhánh.

S Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa mà Chi nhánh hiện đang áp dụng vẫn còn khá chặt chẽ, phải thông qua nhiều bước, nhiều phòng ban, khách hàng phải hoàn tất nhiều thủ tục khá rườm rà, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

S Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay tới khách hàng còn nhiều hạn chế. Trong các tài liệu mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng hầu như mới chỉ dừng lại ở mức thống kê các đặc tính của sản phẩm cho vay mà chưa chú ý tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, các khách hàng tốt chưa thực sự thấy được sự hấp dẫn từ các sản phẩm cho vay của Chi nhánh so với các chi nhánh khác. Hoạt động marketing cũng được triển khai theo hệ thống một cách chung chung từ Hội sở xuống đến các chi nhánh, chứ chi nhánh chưa tạo ra được sản phẩm đặc thù và quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm này; chưa có đội ngũ chuyên làm công tác marketing, chủ động tìm kiếm khách hàng tìm hiểu thị trường, để đưa ra chiến lược marketing phù hợp, nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là một hạn chế mà nếu khắc phục được sẽ góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho Chi nhánh.

S Thiếu thông tin về khách hàng vay vốn

Hiện nay, việc phân tích cho vay chủ yếu vẫn dựa trên hồ sơ do chính khách hàng cung cấp, trong khi việc tự cán bộ tín dụng thu thập tìm hiểu thêm thông tin còn hạn chế, thiếu tính linh hoạt trong từng trường hợp khách hàng khác nhau. Bên cạnh đ , khả năng phân loại, xử lý và trình độ phân tích thông tin của các cán bộ tín dụng còn chưa cao. Tầm hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của đại bộ phận cán bộ tín dụng còn non trẻ nên chưa đủ trình độ tổng quát trong tất cả các lĩnh vực để phân tích một cách chính xác tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong

những ngành, những lĩnh vực khác nhau.

V Vấn đề về năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng

Năng lực và kinh nghiệm của nhân viên phòng tín dụng mặc dù đã được nâng cao trong thời gian qua nhưng nhìn chung c òn khá thấp. Tuổi đời của các cán bộ tín dụng tại Chi nhánh còn rất trẻ, trung bình dưới 27 tuổi. Điều đó khiến kinh nghiệm thực tế của họ chưa nhiều, còn có sự e ngại khi trực tiếp đi quan hệ tín dụng với khách hàng doanh nghiệp. Mặt khác trong quá trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều cán bộ tín dụng thiếu khả năng quan sát, dự đoán hay c ó cái nhìn phiến diện đến hiệu quả mà dự án mang lại, dẫn đến việc bỏ qua những khoản cho vay tốt.

Bên cạnh đó, vì là chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh, có uy tín tốt nên khách hàng thường tự tìm đến với Chi nhánh khi có nhu cầu. Cán bộ ngân hàng vẫn c ó thái độ ỷ lại vào nguồn khách hàng có sẵn, chưa thực sự bỏ tâm sức trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Do đó , Chi nhánh đã để lỡ nhiều khách hàng có dự án, phương án kinh doanh tốt được các ngân hàng khác trên địa bàn tiếp cận và mời chào.

V Việc chấp hành theo các quy định, quy chế về cho vay của các cán bộ tín dụng nhiều khi vẫn chưa thực sự được chú trọng mà chỉ mang nặng tính hình thức. Nguyên nhân một phần cũng vì các quy định, chính sách đưa ra c òn chưa sát với thực tế, thiếu tính linh hoạt, khiến nhiều vấn đề phát sinh chưa được kịp thời xử lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó , công tác xét duyệt và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhiều khi còn bị sao nhãng, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh nghiệp nên chưa phát hiện kịp thời các dấu hiệu của rủi ro có thể xảy ra.

b, Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa

V Trong những năm gần đây, do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn gặp nhiều khó khăn: tổng cầu thấp, sức mua của người dân giảm, tồn kho lon... Bên cạnh đó , các doanh nghiệp này lại có quy mô hoạt động nhỏ bé, vốn ít, khả năng cạnh tranh và hiệu quả

67 hoạt động còn thấp.

S Khả năng xây dựng các dự án kinh doanh có tính khả thi còn yếu: Dự án, phương án kinh doanh là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp mà ngân hàng bỏ vốn ra cho vay. Vì vậy, dự án kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra c ó tính khả thi hay không là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu để ngân hàng xem xét và ra quyết định cho vay. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể tự xây dựng được những phương án kinh doanh trong dài hạn, và nếu c ó thì do chưa c ó đủ kinh nghiệm và chưa đầu tư kỹ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu xót. Điều đó khiến ngân hàng gặp khó khăn khi thẩm định dự án và không đánh giá chính xác được tính khả thi của những dự án đó , khiến khả năng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng bị hạn chế.

S Do quy mô tài chính hạn chế nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không đủ vốn tự c ó để tham gia vào các dự án theo quy định của chi nhánh, còn quá phụ thuộc nguồn vốn vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó , khả năng đáp ứng yêu cầu của ngân hàng về tài sản đảm bảo còn thấp, hoặc có thế chấp thì hầu hết là các tài sản lạc hậu, khó xử lý, khiến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp bị hạn chế.

S Ở một số doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực quản lý tài chính và trình độ kỹ thuật còn yếu kém. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực hiện được đầy đủ công tác hạch toán kế toán nên không cung cấp đủ báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng

• Các nguyên nhân khác

S Nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Chính phủ đã c ó những chính sách ưu tiên hỗ trợ nhằm phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này trong các tỉnh thành của cả nước c òn chưa đồng bộ, chưa đúng mức, nhiều chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động của các doanh nghiệp.

+ Việc thực hiện pháp lệnh về hạch toán kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Do đó , số liệu phản ảnh chưa thực sự chính xác, trung thực về tình hình tài sản - nguồn vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Hiệu lực của các cơ quan hành pháp Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia quan hệ tín dụng về vấn đề giải quyết những tranh chấp xảy ra, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp... Quyền lợi của bên cho vay chưa được đảm bảo gây ra tổn thất. Khi xảy ra sự thất thoát vốn thì các cán bộ tín dụng thường là những người phải chịu hoặc liên đới chịu trách nhiệm khiến họ có tâm lý e ngại, rụt rè, thận trọng khi quyết định cho vay.

V Thông tin phân tích tổng hợp từ phía Hội sở chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan của Chính phủ về xu hướng phát triển kinh tế của các ngành còn thiếu, chưa kịp thời.

V Sản xuất kinh doanh trong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập, đặc biệt là hàng nhập lậu, trốn thuế. Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để tham gia vào WTO, Việt Nam đang phải hạ thấp, tiến dần tới xóa bỏ hạn ngạch, xóa bỏ hàng rào thuế quan, khiến cạnh tranh trong thương mại ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Hàng hó a không c ó sức cạnh tranh sẽ không xuất khẩu được, không những thế còn bị hàng ngoại nhập đánh bại do hàng ngoại từ các nước c ó trình độ công nghệ tiên tiến, vừa rẻ lại vừa có chất lượng cao, sẽ tràn ngập

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w