Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 99 - 100)

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ban hành các quy định điều hành chính sách tiền tệ một cách ổn định và mang tính định hướng lâu dài, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp chủ động trong việc hoạch định chiến lược hoạt động của mình.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác truyền thông về thực hiện chính sách tiền tệ, ngoại hối... để tăng l ò ng tin của thị trường và nhà đầu tư về chủ trương nhất quán của Chính phủ, tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt trong việc điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cần tạo niềm tin về một sự ổn định trong trung hạn để các ngân hàng thương mại có thể cung cấp các khoản cho vay lãi suất ổn định trong trung và dài hạn cho doanh nghiệp; Tiếp tục giữ mặt bằng lãi suất ở mức ổn định và ở mức thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp; Tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp c n đối mặt với nhiều kh khăn.

Thứ ba, ban hành những quy định chỉ đạo, hướng dẫn một cách cụ thể và kịp thời cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện những chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực ưu tiên n i chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể đến từng ngân hàng thương mại để việc thực hiện của các ngân hàng được đồng bộ và đạt hiệu quả tốt nhất.

chẽ, nhất quán giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ trong vận hành thị trường trái phiếu với chính sách điều hành tín dụng, lãi suất; Phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn lực xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiế và thông qua quỹ đầu tư để đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều của doanh nghiệp vào nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại như hiện nay.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra chính sách nhằm phát triển mạnh hơn hình thức thuê tài chính trong hệ thống các ngân hàng thương mại, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế về vốn, doanh nghiệp nhỏ và vừa không bị đọng vốn vào tài sản cố định, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh ch ng đổi mới công nghệ.

Thứ sáu, phát triển mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ các doanh nghiệp này trong vấn đề đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng

Thứ bảy, khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp

Thứ tám, đầu tư vốn và nhân lực nhằm nâng cao chất lượng cho hệ thống thông tin tín dụng (CIC) bằng cách hiện đại hóa công nghệ, thường xuyên thu thập và xử lý thông tin để thông tin được cập nhật một cách nhanh nhất nhằm mục tiêu đưa trung tâm thông tin này trở thành kho lưu trữ dữ liệu phòng ngừa rủi ro hữu ích cho hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng.

Thứ chín, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh những quy định, chính sách của Ngân hàng Nhà nước, tuân thủ pháp luật, phát hiện kịp thời những tồn tại, yếu kém tại các ngân hàng để đưa ra biện pháp khắc phục, và đảm bảo cho hoạt động tín dụng diễn ra minh bạch, lành mạnh, kiên quyết xử lý các sai phạm

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w