Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 88 - 91)

Để thu hút và giữ chân các khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh với các ngân hàng khác trên địa bàn, Chi nhánh cần không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với khách hàng. Các biện pháp cụ thể:

- Tăng cường hoạt động tư vấn đối với khách hàng DNNNV:

Có thể thấy rằng, sau một thời gian mở rộng hoạt động tín dụng đối với khối khách hàng DNNVV, một trong những nguyên nhân khiến khối doanh nghiệp này vẫn giữ tâm lý e ngại, không muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là vì hầu hết các doanh nghiệp vẫn c òn chưa nắm rõ thủ tục cũng như quy trình hoàn thiện các loại hồ sơ, thủ tục giấy tờ theo yêu cầu của Ngân hàng, do đó bản thân doanh nghiệp khi mới đầu tiếp xúc với Ngân hàng doanh nghiệp thường mang tâm lý lo lắng, lo ngại

75

thủ tục rườm rà, mất thời gian và chi phí. Chính vì vậy để khuyến khích các doanh nghiệp này đến với Ngân hàng, Chi nhánh cần thể hiện rõ vai trò tư vấn, hỗ trợ đặc biêt là đội ngũ tín dụng - những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phải nắm bắt được rõ nhu cầu, tâm lý của từng doanh nghiệp tránh đem lại cảm giác hoang mang, rắc rối đến với khách hàng. Do đó , trong quá trình hoàn thiện hồ sơ tín dụng, cán bộ quản lý cần giữ thái độ chuyên nghiệp, chu đáo, khai thác thông tin một cách khéo léo, minh bạch; cũng như tận tình tư vấn, hướng dẫn thủ tục cũng như các giấy tờ liên quan đầy đủ ngay từ những lần tiếp cận đầu tiên, đặc biệt không nên yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ nhiều lần hoặc không rõ ràng.

Bên cạnh đó , do tiềm lực còn yếu, nên nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại trong việc thuê kiểm toán. Tất nhiên, việc có hay không việc sử dụng báo cáo kiểm toán sẽ không phải là điều kiện bắt buộc trong quá trình thẩm định của Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các NHTM đều cho rằng đó là một trong những điểm cộng, điều kiện cần lưu ý giúp Ngân hàng đánh giá năng lực tài chính, sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy, như một phương thức hỗ trợ, tư vấn Ngân hàng có thể đ ng vai tr như cầu nối giữa doanh nghiệp và các dịch vụ kiểm toán nhằm giúp các doanh nghiệp có sự nhìn nhận đúng đắn chất lượng kinh doanh cũng như khắc phục như vấn đề trong báo cáo tài chính.

- Nâng cao chất lượng quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng:

Thẩm định tín dụng được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình tín dụng, có tính tuân thủ cao, là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến phân tích các thông số nhằm xác định tư cách pháp lý, năng lực tài chính và uy tín của khách hàng để từ đ đánh giá tính hiệu quả của dư án đưa ra quyết định cung cấp tín dụng hay không. Như vậy, có thể thấy rằng thẩm định tín dụng c ó ý nghĩa rất lớn với Ngân hàng nhằm xác định mức độ rủi ro cũng như khả năng sinh lời của khoản tín dụng. Bên cạnh đ , đây cũng là bước giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng một cách minh bạch hơn, đã có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt, nhu cầu sử dụng vốn hiệu quả nhưng do nguyên nhân chủ quan phát sinh từ việc thẩm định hồ sơ chưa tốt của các cán bộ tín dụng nên bị từ chối. Trên thực tế, nhiêu khâu trong quy trình thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế,

mang tính hình thức, chưa sâu sát đến thực tế kinh doanh của doanh nghiệp thậm chí bị ảnh hưởng bởi những quyết định mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định. Chính vì vậy, có thể thấy rằng, chất lượng công tác thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ Ngân hàng

Để mở rộng tín dụng một cách hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng của quá trình thẩm định, trước hết, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghiệp vụ, huấn luyện khả năng thu thập, phân tích và đánh giá thông tin cho cán bộ tín dụng. Cán bộ khi thẩm định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, phải chịu trách nhiệm về nội dung cũng như ý kiến đề xuất của bản thân. Bên cạnh đó , Chi nhánh cần có những cán bộ tâm huyết trong công việc, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tránh trường hợp cán bộ thẩm định thông đồng với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay những khoản vay không đảm bảo, gây rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh đ , để nâng cao chất lượng của quá trình thẩm định, Chi nhánh cần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ở mọi khâu của quy trình thẩm định, cụ thể như sau:

+ Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về khách hàng, thị trường và diễn biến của các ngành nghề trong nền kinh tế qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Từ đó , giúp cán bộ tín dụng, chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả có được cái nhìn bao quát hơn về khách hàng, rút ngắn thời gian thẩm định cũng như tránh rủi ro khi đưa ra quyết định cho vay.

+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ tín dụng tránh việc đánh giá chưa chính xác về tiềm lực của doanh nghiệp, thẩm định giá trị tài sản bảo đảm không đúng. Bên cạnh đó , mỗi cán bộ cần phải chủ động tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu các chính sách ban hành liên quan đến DNNVV, thường xuyên cập nhật tinh hình kinh tế - xã hội, thông tin nhóm ngành, biến động của thị trường,... để nâng cao chất lượng thẩm định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi và là đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động ngân hàng. Việc kiểm soát, kiểm tra sau cho vay định kỳ hoặc đột xuất

77

với tình hình sử dụng vốn của ngân hàng sau giải ngân là rất quan trọng. Đây là cơ sở để xác định mục đích sử dụng vốn của khách hàng đúng hay sai, hiệu quả kinh doanh có tốt hay không, qua đó để Ngân hàng đánh giá năng lực của khách hàng, tiếp tục mở rộng hay thu hẹp dự án cũng như quyết định tiếp tục cung cấp tin dụng hoặc gia hạn hợp đồng đối với từng đối tượng khách hàng.

Hiện nay tại BIDV Hà Nội, mặc dù đã nâng cao cũng như chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn diễn ra hời hợt và mang tính hình thức. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh cần quyết liệt hơn nữa đối với công tác này, không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro cho các khoản tín dụng của ngân hàng, mà c òn tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, khai thác thông tin về doanh nghiệp một cách hiệu quả, qua đ phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp hỗ trợ, tư vấn hợp lý đối với tình hình từng khách hàng.

3.2.3. Nâng cao công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đểhỗ trợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w