Các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 27 - 30)

1.2.1. Giám sát từ xa các tổ chức tham gia BHTG

Đây là nghiệp vụ quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG vì thông qua giám sát có thể đánh giá chính xác, khách quan mức độ rủi ro cũng như tính tuân thủ pháp luật của tổ chức được giám sát để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp giúp các tổ chức này hoạt động an toàn, hiệu quả hơn. Đồng thời, kết quả giám sát có tác dụng tư vấn và tham khảo trong việc nhận định tổng quan về hoạt động ngân hàng đối với các cơ quan chức năng để từ đó đưa ra những nhận định phù hợp phục vụ cho công tác quản lý.

nguồn thông tin, dữ liệu về hoạt động của tổ chức tham gia BHTG (như báo cáo về bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, chi phí, hồ sơ của ngân hàng, tín dụng, đầu tư, nguồn vốn, vốn, thanh khoản, trích lập dự phòng rủi ro) và các nguồn thông tin được thu thập khác.

Tổ chức BHTG không có đủ nguồn lực để kiểm tra tại chỗ định kỳ thì chủ

yếu sử dụng giám sát từ xa để giám sát tình hình tài chính và hoạt động của tổ chức tham gia BHTG để xác định những tổ chức nào cần quan tâm ở mức đặc biệt hơn, đồng thời làm cơ sở để chỉ ra những lĩnh vực và những đơn vị cần kiểm tra tại chỗ.

Các phương pháp giám sát thường được áp dụng:

a. Hệ thống chỉ tiêu CAMELS

Phương pháp giám sát qua hệ thống chỉ tiêu CAMELS đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Trong đó, BHTG Mỹ và Cục dữ trữ Liên bang Mỹ là cơ quan ứng dụng lâu năm nhất. Mục tiêu của hệ thống này là xem xét các mặt hoạt động của tổ chức tín dụng, đưa ra những phân tích, đánh giá tổng thể về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, đưa ra nhận định về xu hướng biến động và danh sách những tổ chức cần quan tâm ở mức đặc biệt hơn.

Giám sát từ xa theo nội dung CAMELS là thực hiện giám sát theo 6 thành phần đó là: C = Capital adequacy (sự đủ vốn); A = Assets quality (chất lượng tài sản có); M = Management capacity (năng lực quản lý); E = Earnings (khả năng sinh lời); L = Liquydity (khả năng thanh toán); S = Sensibility to market risk (sự nhạy cảm rủi ro thị trường). Mỗi nội dung có thể xây dựng một bộ chỉ tiêu tương ứng và được xếp hạng từ 1 đến 5, trong đó “1” là tốt nhất và “5” là kém nhất.

Việc tổng hợp xếp hạng được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 5 với mức độ tăng dần của mức độ cần giám sát. Mức xếp hạng tổng hợp là kết quả tổng hợp của việc xếp hạng 6 yếu tố trên. Xếp hạng 1 là mức xếp hạng cao

nhất với ý nghĩa là tổ chức có hệ thống tốt nhất, đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro, gắn liền với một mức độ giám sát ít nhất. Xếp hạng 5 là mức xếp hạng xấu nhất, tức là tổ chức này có hoạt động yếu kém, không đảm bảo khả năng quản lý rủi ro và đòi hỏi hoạt động giám sát cao nhất cho tổ chức này.

b. Hệ thống phân tích chỉ số tài chính và nhóm tương đồng

Hệ thống này được sử dụng trên cơ sở thực tế là tình hình tài chính của ngân hàng được phản ánh bởi một bộ các chỉ số tài chính thống nhất. Thông tin đầu vào cho hệ thống này chủ yếu là các thông tin báo cáo theo quy định và các tài khoản kế toán. Tình hình tài chính các ngân hàng được phản ánh bằng cách so sánh các số liệu quá khứ của từng ngân hàng và đưa ra các mức tiêu chuẩn đối với những nhóm ngân hàng tương đồng để xác định ngân hàng nằm ngoài giới hạn tiêu chuẩn.

Phân tích chỉ số tài chính đối với từng tổ chức cũng có tác dụng cảnh báo nếu một tỷ lệ vượt quá ngưỡng nhất định, hoặc nằm trong khoảng nhất định hoặc khác với các chỉ số của tổ chức đó trong quá khứ. Phân tích tương đồng được thực hiện trên cơ sở các chỉ số tài chính của một nhóm, phân tích theo nhóm để phát hiện một ngân hàng đang hoạt động với các chỉ số khác hẳn những ngân hàng cùng nhóm và lý do đối với sự khác nhau đó, cuối cùng xác định xem có cần giám sát chặt chẽ hơn hay không.

Nhóm tương đồng được xây dựng trên các chỉ tiêu như: tổng tài sản có (ví dụ ngân hàng lớn, ngân hàng nhỏ) hoặc theo các phân đoạn thị trường (NHTM trong nước, NHTM nước ngoài...). Các chỉ số của từng ngân hàng được so sánh với nhóm tương đồng. Trong mỗi nhóm tương đồng, có thể xác định những ngân hàng kém nhất so với mức trung bình trong nhóm hoặc các chỉ số tài chính được phân loại từ tốt đến xấu, sau đó xếp hạng theo tỷ lệ phần trăm. Các ngân hàng có chỉ số tài chính kém hơn mức trung bình của nhóm cũng có thể được xác định.

1.2.2. Kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG

Hoạt động kiểm tra tại chỗ thường được tiến hành định kỳ hoặc khi phát hiện sai phạm tại tổ chức tham gia BHTG từ kết quả giám sát từ xa, qua đó xác định mức vi phạm và yêu cầu tổ chức tham gia BHTG có biện pháp khắc phục để trở về hoạt động bình thường.

Trong quá trình kiểm tra tại chỗ, cán bộ kiểm tra thực hiện đánh giá tổng thể tổ chức tín dụng tại đơn vị. Việc kiểm tra được thực hiện bởi các cán bộ kiểm tra chuyên nghiệp và có khả năng đánh giá thực tế các yếu tố định tính như khả năng quản lý, quy trình kiểm soát nội bộ mà những yếu tố này không thể hiện đầy đủ trong các báo cáo theo quy định.

Kiểm tra tại chỗ có thể sử dụng phương pháp xếp hạng CAMELS để xếp hạng, đánh giá mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 27 - 30)