Nguyên nhân củacác hạn chế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 81 - 86)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Cơ sở hạ tầng pháp lý còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và thông lệ quốc tế

Thực tế đã chứng minh, chính sách BHTG đã phát huy tích cực và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trong 10 năm qua. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về bảo vệ người gửi tiền thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý thấp và có nhiều nội dung không phù hợp với thực tiễn, đã hạn chế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ vốn có của tổ chức BHTG, làm cho quyền hạn và nghĩa vụ theo luật định của BHTGVN bị hạn chế so với thông lệ quốc tế. Cụ thể, chưa có quy định rõ ràng về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN; hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm còn thấp, chưa khuyến khích thu hút tiền gửi; cơ chế giám sát chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa, sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống giám sát còn nhiều bất cập; nghiệp vụ hỗ trợ tài chính, tiếp nhận - xử lý thiếu cơ sở pháp lý, cơ chế

chưa đồng bộ, chế tài xử lý yếu, việc thanh lý tổ chức nhận tiền gửi giải thể, phá sản chưa được pháp luật quy định cụ thể...

Ngoài ra, mô hình hệ thống BHTG tại Việt Nam hiện nay còn quá đơn sơ nên BHTGVN chưa thể làm hết được chức năng của mình như các tổ chức BHTG tiên tiến khác trên thế giới. Ví dụ, Nhà nước chưa có quy định rõ ràng về vị trí của BHTGVN trong hệ thống giám sát, chưa quy định rõ ràng về chức năng giám sát rủi ro, hỗ trợ tài chính, tiếp nhận, xử lý tổ chức tín dụng bị đỗ vò'... ; một số chức năng khác còn chưa được quy định như chức năng tham gia vào việc tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng.

- Năng lực tài chính của BHTGVN chưa tương xứng với vai trò và chức năng, nhiệm vụ được giao

Nguồn lực tài chính của BHTGVN chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ lợi ích của người gửi tiền một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống tổ chức tham gia BHTG đang có sự phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức hoạt động. Điều này phần nào làm hạn chế việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN.

- Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính theo quy định hiện hành chỉ giới hạn giải tỏa tình trạng mất khả năng chi trả, chưa được thực hiện rộng rãi do năng lực tài chính của BHTGVN còn hạn chế và chưa có cơ chế xử lý rủi ro thỏa đáng. Do đó nghiệp vụ này mới được triển khai thí điểm đối với QTDND cơ sở theo đề án được duyệt.

- Cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin giám sát và việc phối hợp sau giám sát với các cơ quan giám sát tài chính còn ở mức độ hạn chế và chưa được phê duyệt tại một văn bản pháp lý phù hợp; mặt khác chưa xây dựng được phương pháp giám sát thống nhất giữa các cơ quan quản lý do dó chưa sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực giám sát.

- Nguồn thông tin đầu vào phục vụ hoạt động giám sát từ xa chủ yếu là báo cáo tài chính và báo cáo liên quan khác. Tuy vậy, các báo cáo này còn sai lệch về giá trị, chưa đầy đủ và không kịp thời nên việc đánh giá, phân tích chưa đạt được kết quả tốt, việc cảnh báo vi phạm còn hạn chế.

- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuẩn mực chất lượng hoạt động các tổ chức nhận tiền gửi không thống nhất, có nhiều biến động, gây khó khăn cho việc đánh giá tổ chức tham gia BHTG và việc xây dựng chuẩn phần mềm phân tích, tổng hợp chỉ tiêu đánh giá.

- Việc xử lý các khoản nợ và thanh lý tài sản của BHTGVN hiệu quả không cao do chưa có quy định pháp lý cụ thể đối với hoạt động này. Pháp luật chưa có quy định đầy đủ và chặt chẽ về trường hợp giải thể và phá sản hoạt động ngân hàng vì hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt, sự đổ vỡ của một tổ chức tín dụng tác động đến nhiều đối tượng (điều này khác hẳn với việc đổ vỡ của một doanh nghiệp kinh doanh thông thường). Từ sự chưa rõ ràng đó dẫn đến việc các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ tồn đọng mà không có khả năng thu hồi. Trong thực tế, nhiều tổ chức tín dụng bị phá sản nhưng theo các quy định hiện hành thì áp dụng xử lý theo quy định về giải thể bắt buộc. Chính vì vậy, việc thanh lý tài sản của các tổ chức tín dụng sẽ theo quy định của pháp luật về giải thể. Và điều này là rào cản trong việc thanh lý tổ chức tín dụng bị đổ vỡ.

Bên cạnh đó, hầu hết các thành viên tham gia hội đồng thanh lý QTDND là cán bộ chủ chốt của các địa phương được phân công kiêm nhiệm làm công tác thanh lý nên trình độ, năng lực, kinh nghiệm về công tác thanh lý còn những hạn chế nhất định. Đồng thời, do kiêm nhiệm nên họ không dành nhiều thời gian cho công việc này. Chính điều đó cũng ảnh hưởng đến công tác thanh lý, là nguyên nhân làm chậm tiến độ. Bên cạnh đó, đa số các khoản nợ đều tồn đọng từ lâu, không có đảm bảo bằng tài sản, nếu có đảm bảo thì hồ sơ

thế chấp không đủ các yếu tố pháp lý để phát mại tài sản hoặc việc phát mại cũng gặp khó khăn (vì nhà đất ở nông thôn rất khó bán). Một số khoản vay của các đối tượng đã chết, mất tích, hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thuộc diện chính sách vẫn chưa có cơ chế xử lý để đẩy nhanh tiến độ.

- Các tổ chức nhận tiền gửi chưa thực sự nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động BHTG trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của mỗi tổ chức cũng như đối với toàn bộ hệ thống dịch vụ tài chính tiền tệ - quốc gia. Mặt khác, ngay cả một số cán bộ làm nghiệp vụ liên quan đến BHTG cũng chưa nắm rõ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN, do đó, ít nhiều gây khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ của BHTGVN.

- Các tổ chức khác như chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan pháp luật, các đoàn thể chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ BHTGVN triển khai và thực hiện chính sách BHTG, xử lý các vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ của tổ chức nhận tiền gửi, người gửi tiền.

- Nhận thức của công chúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức

BHTG còn hạn chế. Lĩnh vực BHTG tuy là không mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam lại là khái niệm vô cùng mới mẻ. Từ trước tới nay, người dân chỉ quen với các khái niệm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phương tiện tài sản (bảo hiểm thương mại)... nên nói tới BHTG họ dễ nhầm lẫn với các loại hình bảo hiểm thương mại thông thường khác. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt khi có thông tin thất thiệt gây hoảng loạn ngân hàng và làm mất an toàn hệ thống. Đa số người gửi tiền chưa hiểu biết nhiều về hoạt động BHTG và chức năng, nhiệm vụ và vai trò của BHTGVN, trách nhiệm của các tổ chức nhận tiền gửi, quyền và lợi ích của người gửi tiền, do đó chưa tạo ra sức ép buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải tuân thủ các quy định về BHTG.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ cán bộ nghiệp vụ đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với yêu cầu hiện nay vẫn còn bất cập, nhất là thiếu kỹ năng phân tích, đánh giá chuyên sâu về hoạt động của TCTD, đặc biệt là kỹ năng đánh giá mức độ rủi ro cũng như khả năng dự báo rủi ro còn hạn chế.

- Hệ thống phần mềm ứng dụng vào trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã từng bước được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, các ứng dụng công nghệ phát triển theo hướng đơn lẻ, thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết với các hoạt động nghiệp vụ.

- Chưa thực hiện được việc đánh giá, xếp loại chính xác chất lượng khách hàng; hệ thống thông tin khách hàng còn yếu và phân tán.

Kết luận chương 2

Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, đến nay đã được 10 năm, hoạt động của BHTGVN đã thực sự góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, duy trì sự ổn định, phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống các tổ chức tham gia BHTG, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, thì hoạt động của BHTGVN không thể tránh khỏi có những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN, Chương 2 nêu lên những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. Đây chính là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w