Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 34)

1.3.1. Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC)

FDIC được thành lập sau khủng hoảng tài chính nửa đầu thế kỷ XX, vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 theo sắc lệnh của Tổng thống Franklin D.Roosevelt. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành lập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ. Hiện nay, FDIC bảo hiểm tiền gửi cho khoảng hơn 8000 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng.

FDIC hoạt động theo Luật bảo hiểm tiền gửi ban hành năm 1933 và các tu chính luật do Tổng thống ban hành với sự chấp thuận của Quốc hội qua từng thời kỳ. Năm 1980, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua tu chính luật bắt buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia BHTG. Tu chính luật năm 1990 cho phép FDIC toàn quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản các tổ chức nhận tiền gửi bị đóng cửa, phá sản mà không chịu sự chi phối của các cơ quan kiểm soát khác cũng như các quyết định của tòa án với mục tiêu chủ động giải quyết nhanh và đạt hiệu quả chung cho nền kinh tế.

FDIC thực hiện thu phí các tổ chức tham gia BHTG theo mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro được xác định bằng cách phân tích tiềm năng phát triển trong quá trình hoạt động, mở rộng quy mô và bằng cách chọn lọc, đánh giá các thông tin về các tổ chức tham gia BHTG thông qua quá trình giám sát.

Công tác giám sát các tổ chức tham gia BHTG ở Mỹ

Hoa Kỳ có 4 tổ chức giám sát hoạt động tài chính ngân hàng chủ yếu gồm: i) Cục dữ trữ liên bang (FED); ii) Tổ chức giám sát tiền tệ thuộc Bộ tài chính (OCC); iii) Tổ chức giám sát các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng thuộc Bộ tài chính (OTS); iv) Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). Mỗi tổ

chức được phân công giám sát từng nhóm tổ chức nhất định, trong đó, FDIC chịu trách nhiệm giám sát các ngân hàng tiểu bang.

Để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động giám sát, các tổ chức giám sát trên được điều phối bởi một Ủy ban hợp nhất là Hội đồng giám sát các định chế tài chính Liên bang (FFIEC - thành lập vào ngày 10/3/1979). Nhiệm vụ của FFIEC là thiết lập các quy định chung, mẫu biểu báo cáo cho hoạt động giám sát được thực hiện tại Hoa Kỳ đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động giám sát.

Hoạt động giám sát từ xa của FDIC tập trung đánh giá tình trạng tài chính và những rủi ro tiềm ẩn của các tổ chức tham gia BHTG thông qua việc thu thập dữ liệu, phân tích và xem xét lại. Nếu xác định rõ được những rủi ro, FDIC có thể có biện pháp và tiến hành kiểm tra trực tiếp. Hiện nay, các mô hình giám sát từ xa được sử dụng tại Hoa Kỳ bao gồm:

- SCOR: Xếp hạng từ xa dựa trên số liệu thống kê theo tiêu chuẩn CAMELS;

- GMS: Hệ thống giám sát mức độ tăng trưởng;

- REST: Đo lường tác động của thị trường bất động sản.

Công tác kiểm tra tổ chức tham gia BHTG ở Mỹ

Tại Mỹ, các tổ chức tham gia BHTG bắt buộc phải được kiểm tra hàng năm bởi tổ chức BHTG hoặc các cơ quan chủ quản ngân hàng có thẩm quyền khác. Theo Luật về BHTG Mỹ (Điều 10(b)), FDIC có quyền kiểm tra thường xuyên các ngân hàng cấp bang không phải là thành viên của Hệ thống dự trữ liên bang có tham gia BHTG, các chi nhánh cấp bang của ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng đang lập hồ sơ xin tham gia BHTG, và các ngân hàng bị vỡ nợ. Ngoài ra, Ban giám đốc của FDIC có quyền ra quyết định kiểm tra đặc biệt bất cứ tổ chức tham gia BHTG nào, nếu thấy cần thiết, để phục vụ cho hoạt động bảo hiểm. FDIC còn có thể kiểm tra các bên liên quan với các tổ

chức tham gia BHTG để làm rõ mối quan hệ và ảnh hưởng của các bên liên quan tới tổ chức tham gia BHTG.

Phạm vi kiểm tra ngân hàng tại Mỹ được quy định cụ thể giữa FDIC và các cơ quan quản lý ngân hàng khác. Cụ thể, FDIC có quyền kết hợp kiểm tra các chi nhánh cấp bang của các ngân hàng nước ngoài với cuộc kiểm tra của Ban thống đốc Hệ thống dự trữ liên bang theo điều 7(c)(1) đạo luật Ngân hàng quốc tế năm 1978. Điều 10 (d) Luật về BHTG Liên bang Mỹ quy định: cơ quan ngân hàng liên bang có thẩm quyền thực hiện kiểm tra trực tiếp toàn diện mọi tổ chức tham gia BHTG theo định kỳ không dưới 12 tháng. Nếu tổ chức tham gia BHTG nào đã được FDIC kiểm tra toàn diện thì trong vòng 12 tháng sẽ không phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan ngân hàng liên bang có thẩm quyền khác. Việc kiểm tra của các cơ quan cấp bang có thể được chấp nhận nếu các cơ quan ngân hàng liên bang có thẩm quyền xét thấy cuộc kiểm tra này thực hiện được mục tiêu kiểm tra thường xuyên. Việc kiểm tra thường xuyên có thể được nới rộng thời hạn thành 18 tháng với các tổ chức tham gia BHTG có tổng tài sản nhỏ hơn 250 triệu USD hoặc có vốn đầy đủ (FDIA, 1950). Nội dung kiểm tra cơ bản gồm:

- Kiểm tra tính an toàn và lành mạnh: Đây là công việc đánh giá tình trạng tài chính một cách toàn diện các tổ chức tham gia BHTG, thông qua 6 nội dung theo mô hình CAMELS;

- Kiểm tra hoạt động uỷ thác của các ngân hàng, để xác định xem hoạt động uỷ thác có được thực hiện theo đúng quy định và chuẩn mực hay không;

- Kiểm tra hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng, tập trung vào việc xem xét hệ thống xử lý dữ liệu tự động hoá (công tác kiểm tra này được thực hiện theo chuẩn mực do Hội đồng các tổ chức kiểm tra liên bang lập đối với tất cả các cơ quan kiểm tra ngân hàng Liên bang Mỹ);

- Đánh giá sự tuân thủ các quy định bảo đảm quyền lợi người gửi tiền của các ngân hàng, nhằm điều tra xem các ngân hàng có tuân thủ các quy định về bảo vệ khách hàng hay không, ví dụ như yêu cầu về sự trung thực trong cho vay, luật dân sự, và các quy định về tái đầu tư cộng đồng.

FDIC cũng phối hợp với các cơ quan quảy lý ngân hàng khác trong hoạt động kiểm tra để trao đổi các kết quả kiểm tra cũng như giảm gánh nặng cho các tổ chức tín dụng do sự chồng chéo trong công tác kiểm tra. Từ sau khi “hệ thống chuẩn mực đánh giá các tổ chức tài chính” dựa trên hệ thống đánh giá CAMELS được thiết lập thành công, FDIC và các cơ quan kiểm tra ngân hàng khác có thể đễ dàng sử dụng lại kết quả kiểm tra của nhau mà không sợ có sự khác biệt do các tiêu chí chung đã được xây dựng trong chính sách kiểm tra của các cơ quan này.

Công tác hỗ trợ tài chính các tổ chức tham gia BHTG

FDIC cung cấp hỗ trợ tài chính (HTTC) cho các ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm được bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc cấp cho các tổ chức mạnh mua lại tổ chức bị mất khả năng thanh toán qua giao dịch hỗ trợ ngân hàng mở (OBA). Mục tiêu của chính sách này nhằm duy trì hoạt động ngân hàng, ổn định tình hình tài chính quốc gia.

Thông thường, FDIC cấp hỗ trợ ngân hàng mở theo nguyên tắc chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ khi sự đổ vỡ của ngân hàng xin hỗ trợ tác động nghiêm trọng tới các điều kiện kinh tế hoặc sự ổn định tài chính quốc gia hoặc rủi ro hệ thống ngân hàng. Khi đó, cơ quan ngân hàng liên bang liên quan hoặc FDIC phải khẳng định được rằng ngân hàng này không vi phạm luật, các quy định, các chỉ thị giám sát khác liên quan.

Chính sách hỗ trợ của FDIC được phê duyệt từ năm 1950, song tới năm 1971 mới chính thức bắt đầu được triển khai. FDIC đánh giá một đề xuất HTTC cho một tổ chức được bảo hiểm căn cứ trên các tiêu chí quan trọng sau:

- Đảm bảo số tiền mà FDIC hỗ trợ phải nhỏ hơn chi phí cho các giải pháp lựa chọn khác (chi phí tối thiểu);

- Bản đề nghị hỗ trợ phải cung cấp đầy đủ số liệu về nguồn vốn, bao gồm cả vốn thanh khoản từ các nguồn khác ngoài FDIC, để đáp ứng các tiêu chuẩn về vốn theo qui định của cơ quan quản lý ngân hàng bang;

- Số tiền hỗ trợ và nguồn vốn mới từ bên ngoài phải đảm bảo khả năng tồn tại trong tương lai của tổ chức được BHTG;

- Đơn xin hỗ trợ phải đưa ra giới hạn cho tất cả các khoản mục tài chính trong bản đề xuất;

- Hỗ trợ không được sử dụng để tạo cơ hội mang lại lợi nhuận cho các cổ đông;

- Đề nghị hỗ trợ được xem xét trong điều kiện cạnh tranh với các tổ chức có đủ điều kiện khác;

- Cung cấp đầy đủ các kết quả tài chính liên quan tới hoạt động kinh doanh của tổ chức;

- Không hạn chế hoạt động kiểm tra trực tiếp sổ sách và giấy tờ của tổ chức tham gia BHTG của FDIC và tất cả các bên được FDIC chấp thuận.

Từ năm 1971 tới 1992, FDIC đã thực hiện thành công một số giao dịch hỗ trợ OBA cho các ngân hàng. Đầu tiên là Ngân hàng First Penn vào năm 1980 với hình thức cho vay trực tiếp; Continental Illinois National Bank and Trust Company (1984) và First City (1988) với hình thức mua tài sản có, cổ phiếu thường. Hình thức gửi tiền vào tổ chức có vấn đề được FDIC thực hiện đối với Banc Texas Group, Inc. (1987), Alaska Mutual Bank and United Bank of Alaska (1987-1988).

Trong giai đoạn từ 1980 tới 1992, FDIC đã cung cấp OBA cho 133 tổ chức trong tổng số 1617 tổ chức bị gặp khó khăn, tương đương với 8,2% trong

) Jz kiểm tra Jz được bảo Jz Jz

/ // dữ liệu TZ hiểm J7 //

Quy trình chi trả

Bước 1: FDIC sẽ thiết lập các ngân hàng trong hệ thống chi trả tự động, thu thập các thông tin liên quan đến ngân hàng, thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài chính của ngân hàng. Bước 2: FDIC xác thực việc nhận dữ

tổng số. Từ 1987-1988 là thời gian có nhiều giao dịch OBA được thực hiện nhất, chiếm tới 75% tổng số giao dịch OBA.

Như vậy, hoạt động OBA tại FDIC đã mang lại một số hiệu quả nhất định trong việc xử lý các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán và có nguy cơ đổ vỡ, giảm thiểu sự bất ổn đối với cộng đồng và kêu gọi được nguồn tài chính từ các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng thấy rằng hỗ trợ OBA còn bộc lộ một số những tranh cãi:

- Nợ bất thường vẫn được duy trì tại ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm gặp khó khăn;

- Khách hàng có khoản tiền gửi không được bảo hiểm và các chủ nợ cũng được bảo vệ bởi các giao dịch OBA, vì vậy sẽ làm giảm tính tuân thủ kỷ cương thị trường;

- Tổ chức tài chính yếu kém được phép duy trì hoạt động và cạnh tranh với các tổ chức không được hỗ trợ;

- Nhiều giao dịch OBA được sử dụng để xử lý các tổ chức lớn hơn, vì vậy có thể gây ra những “phản ứng bất lợi” từ nhiều các chủ nợ của các tổ chức tài chính nhỏ hơn.

Đến năm 1989, FDIC bắt đầu hạn chế dần giao dịch OBA. Trong thời gian từ 1989 đến 1992, FDIC chỉ thực hiện 7 giao dịch OBA. Mặc dù giải pháp HTTC cho phép tiếp tục duy trì các nghiệp vụ tại ngân hàng mất khả năng thanh toán, song do những vấn đề trong đàm phán giao dịch và hàng loạt những thay đổi về pháp lý hoặc hạn chế việc sử dụng OBA (ví dụ quy định về chi phí thấp nhất) hoặc mở rộng những giải pháp hiện có để giải quyết những đổ vỡ ngân hàng lớn (ví dụ như ngân hàng bắc cầu), từ 1992 FDIC đã không sử dụng hình thức hỗ trợ tài chính.

rộng rãi tới các đối tượng liên quan (người được bảo hiểm, người không được bảo hiểm, các nhà tín dụng, các nhà môi giới chứng khoán), đồng thời gửi bảng tổng hợp kết quả xác định tiền gửi (được bảo hiểm hoặc/và không được bảo hiểm) tới chủ tài khoản tiền gửi. Bước 5: FDIC thực hiện các điều chỉnh, xác định các khoản tiền gửi chưa có yêu cầu chi trả và thực hiện chi trả cho người gửi tiền.

1.3.2. Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC)

Tài Hàn Quốc, mục đích của Luật bảo vệ người gửi tiền là góp phần bảo vệ người gửi tiền và duy trì sự ổn định hệ thống tài chính thông qua việc vận hành hiệu quả một hệ thống BHTG nhằm đối phó với những tình huống mà tổ chức tài chính được bảo hiểm không thể thanh toán cho người gửi tiền do mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.

Kinh nghiệm thực tiễn xử lý các NH mất khả năng thanh toán tại KDIC:

Ngày 20/10/2004 Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc (FSC) đã ra lệnh đình chỉ hoạt động Ngân hàng Hanmaum. Theo đó FSC tiến hành cuộc họp ngắn để tiến hành bán ngân hàng này. Tuy nhiên khi sự cố gắng bị thất bại, FSC

đã ủy quyền cho KDIC giải quyết ngân hàng này vào tháng 2/2005. Thực tế ngân hàng Hanmaum là ngân hàng tiết kiệm lớn đứng thứ 6 về quy mô tài sản. KDIC đã chọn phương pháp mua lại và tiếp nhận để bán ngân hàng này.

Kể từ năm 2001 chưa có việc mua lại và tiếp nhận nào được FSC thực hiện, KDIC đã xác định rằng các điều kiện để bán phải được xem xét lại và đặt kế hoạch nhằm đề cao hiệu quả của các thủ tục khi tiến hành bán và tạo ra cầu thị trường.

Sau đó, với việc duy trì nguyên tắc chi phí thấp nhất, KDIC tiếp tục việc bán tuân theo các nguyên tắc như mở rộng phạm vi người mua, cung cấp quyền chọn bán, hỗ trợ lãi suất trong trường hợp lãi suất tiền gửi cao, và yêu cầu chỉ số

vốn BIS 8%. Kết quả là hợp đồng bán đã được ký với ngân hàng Solomon vào tháng 5/2005.

- Xử lý NH Arim và Hanjung thông qua thành lập ngân hàng cầu nối

Dựa vào kết quả điều tra tài sản và các khoản nợ, FSC ra lệnh đình chỉ hoạt động tháng 12/2004 và 1/2005 đối với Arim và Hanjang. Cả hai ngân hàng trên các khoản nợ phải trả đều vượt quá tài sản có, và chỉ số BIS không phù hợp. Để xử lý hai ngân hàng trên, KDIC thành lập ngân hàng cầu nối đầu tiên của Hàn Quốc và bắt đầu hoạt động ngày 29/8.

Trong lúc bán NH Hanmaun, thật khó khăn để KDIC xử lý thêm các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ khác. Cho nên, KDIC thành lập ngân hàng cầu nối

để giảm những bất tiện cho người gửi tiền do hoạt động kinh doanh bị đình chỉ và xử lý kịp thời các ngân hàng tiết kiệm khác có lệnh bị đình chỉ kinh doanh, trong khi phải bảo đảm thời gian cần thiết để bán các ngân hàng mất khả năng thanh toán.

Trong lúc đó, theo nguyên tắc “bảo vệ từng phần và chi phí thấp nhất”, phạm vi mua lại và tiếp nhận đối với ngân hàng cầu nối bị giới hạn bởi các khoản nợ cố định như tiền gửi tối đa chỉ là 50 triệu won và tài sản cố định. Khi tiền gửi vượt quá 50 triệu, 50 triệu được thanh toán theo hình thức tiền gửi bảo hiểm, phần còn lại được được đăng ký thanh toán khi phá sản.

Như vậy, hành động nhanh chóng của KDIC đã đem lại sự ổn định cho ngành tài chính bán lẻ và bảo vệ người gửi tiền. Nó cũng mang lại sự ổn định cho hệ thống tài chính trong khi giảm thiểu tác động của thị trường.

1.3.2. Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (CDIC)

Bảo hiểm tiền gửi trung ương Đài Loan (Central Deposit Insurance

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 34)