Tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiềngửi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 32 - 34)

Đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng của tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính. Khi xây dựng hệ thống BHTG, các quốc gia đều có các quy định trong luật pháp về BHTG, về những vấn đề liên quan tới các phương thức giải quyết, xử lý đổ vỡ ngân hàng. Ở một số quốc gia, tổ chức BHTG được trao toàn quyền tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm có vấn đề, như ở Mỹ, Tây Ban Nha... nhằm đưa ra được những biện pháp xử lý linh hoạt, kịp thời và giảm thiểu chi phí.

Những chiến lược xử lý khác nhau sẽ tạo ra các khoản chi phí khác nhau cho tổ chức BHTG, ảnh hưởng khác nhau tới các cơ quan thành viên hệ thống đảm bảo an toàn tài chính, chính phủ, công chúng, ngành ngân hàng và nền kinh tế. Việc phối kết hợp giữa các cơ quan thành viên hệ thống đảm bảo an toàn tài chính, kể cả trước và sau đổ bể ngân hàng là rất cần thiết để tiến hành xử lý các tổ chức bị đổ bể đặc biệt là những tổ chức tham gia bảo hiểm có quy mô lớn kịp thời và hiệu quả. Trách nhiệm của tổ chức BHTG trong mỗi hoạt động của nghiệp vụ xử lý ở từng quốc gia được quy định phù hợp với hoàn cảnh, mục tiêu chính sách chung của quốc gia đó. Thông thường, tổ chức

BHTG có quyền tham gia phán quyết biện pháp xử lý một tổ chức tham gia BHTG đổ vỡ và chủ động tham gia tái cấu trúc hệ thống tài chính.

Tổ chức BHTG có nhiệm vụ giảm thiểu thiệt hại thường phải tuân theo nguyên tắc xử lý với chi phí thấp nhất khi quyết định biện pháp xử lý thích hợp. Việc tiếp nhận xử lý thường được áp dụng theo các cách sau đây:

- Mua lại và tiếp nhận nợ

Khi sử dụng biện pháp này, tổ chức BHTG sẽ đứng ra tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ, và mua lại tài sản của ngân hàng bị đổ vỡ hoặc có nguy cơ đổ vỡ.

Mua lại và tiếp nhận nợ là một biện pháp nhanh chóng, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người gửi tiền và hỗ trợ cho việc cơ cấu lại ngân hàng hoặc xử lý tài sản của ngân hàng đó.

- Ngân hàng bắc cầu

Thuật ngữ “Ngân hàng bắc cầu” dùng để chỉ 1 ngân hàng được tổ chức BHTG thành lập và hoạt động tạm thời để tiếp nhận và duy trì hoạt động kinh doanh của một tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ cho đến khi tìm được một tổ chức tài chính đồng ý tiếp nhận.

Trường hợp sử dụng ngân hàng bắc cầu

+ Tổ chức tham gia BHTG có lợi thế kinh doanh đang có nguy cơ đổ vỡ trước khi tìm được người mua lại.

+ Số lượng các tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ quá lớn và các vụ đổ vỡ xảy ra đồng loạt trong một khoảng thời gian ngắn.

+ Trường hợp tổ chức BHTG không muốn thực hiện phương thức bảo hiểm trực tiếp vì tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ quá lớn (nguồn quỹ xử lý không đủ để chi trả) hoặc không đủ thời gian để chào bán các tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ với tổ chức mua lại tiềm năng.

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦATỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 32 - 34)