Nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 59 - 68)

Kiểm tra tại chỗ là một nghiệp vụ quan trọng trong chương trình giám sát của BHTGVN đối với các tổ chức nhận tiền gửi được bảo hiểm. Thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ, BHTGVN giám sát các tổ chức tham gia BHTG thực thi đầy đủ chính sách BHTG của Nhà nước, phát hiện những tồn tại, vi phạm (nhất là những vi phạm khó phát hiện qua giám sát từ xa) để chấn chỉnh và xử lý kịp thời; đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Công tác kiểm tra tại chỗ đã giúp cho các tổ chức tham gia BHTG từng bước nâng

cao ý thức, trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về BHTG; nhìn nhận những sai sót và nguyên nhân tồn tại, khắc phục những điểm còn yếu kém, bất cập trong công tác quản lý, điều hành hoạt động. Vì vậy, ngay từ đầu Ban lãnh đạo BHTGVN đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra của toàn hệ thống, hoạt động kiểm tra đã được xây dựng thành chương trình kế hoạch hàng năm do Hội đồng quản trị (và hiện nay là Tổng giám đốc) phê duyệt.

Các văn bản pháp lý liên quan đã được khẩn trương nghiên cứu và ban hành tương đối đồng bộ, như Quyết định số 64 của HĐQT về kiểm tra tại tổ chức tham gia BHTG, các văn bản hướng dẫn kiểm tra phù hợp với đặc thù của từng nhóm đối tượng như NHTM và TCTD phi ngân hàng (công văn hướng dẫn số 127), Quỹ tín dụng cơ sở (số 255 và văn bản sửa đổi số 234), các Quy chế kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG và Quy chế hoạt động của Đoàn kiểm tra...

Nội dung kiểm tra tại chỗ được thực hiện theo các chức năng nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG, bao gồm: quy định về công khai, minh bạch các chính sách về BHTG; quy định về cung cấp cho BHTGVN những thông tin về tổ chức nhận tiền gửi; quy định về tính và nộp phí BHTG;

+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng: thực hiện căn cứ vào các chỉ tiêu an toàn mà NHNN Việt Nam đề ra (hiện nay BHTGVN mới chỉ thực hiện đối với tổ chức nhận tiền gửi là QTDND, chưa thực hiện đối với tổ chức nhận tiền gửi là ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng);

+ Kiểm tra khả năng khắc phục các khó khăn tạm thời của các tổ chức tham gia bảo hiểm.

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển BHTGVN và những thay đổi về cơ chế chính sách của hệ thống ngân hàng, Ban điều hành BHTGVN đã chỉ đạo rà soát các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra tại chỗ; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng hệ thống kiểm tra an toàn các tổ chức nhận tiền gửi, nhằm triển khai đồng bộ với hệ thống giám sát từ xa, thông tin khách hàng trong thời gian tới, tạo lập hệ thống kiểm soát rủi ro đồng bộ của BHTGVN trong những năm tiếp theo.

Sau gần 10 năm, đội ngũ cán bộ kiểm tra đã được tôi luyện và trưởng thành, thành thạo nghiệp vụ và tích luỹ nhiều kinh nghiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao. Hoạt động kiểm tra được thực hiện một cách bài bản hơn ở tất cả các khâu. Trên cơ sở các bước công việc của quy trình kiểm tra được quy định đã giúp các đoàn kiểm tra xác định được cụ thể từng bước công việc phải thực hiện của một cuộc kiểm tra từ khâu chuẩn bị tiền kiểm tra, thực hiện kiểm tra đến kết thúc kiểm tra, từ đó có sự chủ động trong triển khai thực hiện, tránh được những lúng túng, vướng mắc và hạn chế được tối đa các tình huống phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện. Trong bối cảnh các NHTM đồng loạt triển khai hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ và thị trường khách hàng, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, thì giữa các ngân hàng thường có sự khác biệt rất lớn về phương pháp phân loại quản lý khách hàng, hệ thống tài khoản kế toán nội bộ, hệ thống, phương thức quản lý dữ liệu, phần mềm ứng dụng... đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định phương pháp kiểm tra riêng biệt đối với từng ngân hàng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra đã được thực hiện chặt chẽ hơn, trên cơ sở thực trạng tình hình hoạt động của từng đơn vị được kiểm tra, và chính điều này cũng đã giúp các đoàn kiểm tra xác định đúng trọng tâm, trọng điểm cần kiểm tra đối với từng đối tượng, tập trung vào những nội dung, những lĩnh vực hoạt động có khả năng rủi ro cao; tránh

m NHTM nhà nước NHTM cổ phần CN NHNN g NHLD Công ty tài chính QTDND TW QTDN D cơ sở Tổng 200 1 2 2 ĩ ĩ 73 79

trường hợp kiểm tra với nội dung dàn trải, chung chung, trùng lắp với những nội dung mà giám sát từ xa đã thực hiện được làm giảm hiệu quả của công tác kiểm tra.

Hệ thống mẫu biểu kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra được quy định đầy đủ, cụ thể được chuẩn hóa phù hợp với nội dung, yêu cầu kiểm tra, sự thống nhất trong mẫu biểu kiểm tra cũng như báo cáo kết quả kiểm tra của toàn hệ thống, đã giúp cho việc tổng hợp và báo cáo của đoàn kiểm tra, chi nhánh BHTG khu vực được thuận lợi. Đồng thời đó cũng là cơ sở để các phòng liên quan tại Trụ sở chính cập nhật, tổng hợp thông tin, số liệu về kết quả kiểm tra đầy đủ, kịp thời, từ đó đã tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc chỉ đạo Chi nhánh khu vực có sự theo dõi, xử lý kịp thời đối với những TCTD yếu kém được phát hiện qua kiểm tra.

Trước khi tiến hành kiểm tra, BHTGVN đều có văn bản gửi Chi nhánh NHNN trên địa bàn để phối hợp thực hiện và Chi nhánh đã tạo điều kiện giúp BHTGVN tiếp cận với tổ chức tham gia BHTG được thuận lợi.

Tính đến cuối năm 2009, toàn hệ thống BHTGVN đã thực hiện 2.712 cuộc kiểm tra, trong đó: NHTM Nhà nước: 290 cuộc (tương ứng 11 lượt kiểm tra), NHTM cổ phần: 115 cuộc, NHLD: 15 cuộc, chi nhánh NHNNg: 74 cuộc, công ty tài chính: 23 cuộc, QTDND Trung ương: 3 cuộc, và QTDND cơ sở: 2.187 cuộc.

Trong đó, đáng chú ý nhất là BHTGVN đã phối hợp triển khai rất hiệu quả và hoàn thành tốt việc kiểm tra đối với các hệ thống NHTM lớn có mạng lưới rộng khắp cả nước, được các Ngân hàng đánh giá cao, như đối với hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (trong năm 2001, 2006 và 2009); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (năm 2005 và 2008); Ngân hàng Công thương Việt Nam (năm 2005 và 2008); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (năm 2006 và 2009); Ngân hàng Phát triển nhà

Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2001, 2004 và 2007). Bảng 2.2. Số lượt đơn vị được kiểm tra từ 2001-2009

4 ĩ ĩ2 Ĩ2 2 ĩ 0 200 5 2 Ĩ6 7 2 4 96 12 7 200 6 2 9 Ĩ0 ĩ ĩ 53 76 200 7 ĩ Ĩ3 6 3 2 ĩ 236 26 2 200 8 2 2Ĩ 9 6 ĩ79 21 7 200 9 ĩ 9 Ĩ2 3 3 ĩ 25ĩ 28 0 Tổn g 11 115 74 15 23 3 2.187

năm (1000đ) (1000đ) 2003 37 13 17 381.321 131.708 2004 27 6 18 17.604 203.325 2005 27 7 16 33.189 24.904.986 2006 22 11 6 311.807 3.477.249 2007 23 11 7 929.861 829.711 2008 32 17 13 3.379.460 1.779.908 2009 25 12 11 2.782.054 124.914 Cộng 215 77 88 7.835.296 31.451.801 (Nguồn: BHTGVN)

Qua kiểm tra, đã phát hiện nhiều đơn vị có vi phạm quy định về BHTG và một số chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Riêng trong năm 2009, toàn hệ thống BHTGVN thực hiện kiểm tra đối với 280 đơn vị, phát hiện 126 đơn vị nộp thừa phí với số tiền 2.884.121 nghìn đồng, và 43 đơn vị nộp thiếu phí với số tiền 126.616 nghìn đồng.

2. Vi phạm trích lập dự phòng rủi ro 104 90 124 3. Chưa đạt tỷ lệ khả năng chi trả trong 7

ngày làm việc tiếp theo 3 7 14 4. Cho vay 1 khách hàng vượt 15% VTC 6 16 17 16 5. Cho vay 1 nhóm KH vượt 20% VTC 3 1 2 6. Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 5 10 31 53 7. Vi phạm hạn chế tín dụng 4 4 2 8. Vi phạm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho

vay trung dài hạn 1

0 1 0

Chỉ tiêu đánh giá / Năm 2007 2008 2009

1. Mức độ rủi Mức thấp và trung bình 114 144 113

(Nguồn: BHTGVN)

Riêng đối với nhóm khách hàng là QTDND cơ sở, BHTGVN thực hiện kiểm tra toàn diện thông qua việc đánh giá thực trạng tình hình hoạt động, tuân thủ pháp luật của hệ thống QTDND cơ sở theo các chỉ tiêu giám sát của NHNN. Đặc biệt, từ năm 2007 BHTGVN cũng bắt đầu thực hiện kiểm tra trên cơ sở rủi ro đối với nhóm khách hàng này. Việc kiểm tra trên cơ sở rủi ro được đánh giá trên 2 giác độ: i) đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng (với các nội dung: quy trình xét duyệt cho vay; việc xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát, quy trình vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; mức độ đa dạng hóa của danh mục tín dụng; nợ xấu); ii) đánh giá về mức độ rủi ro hoạt động với nội dung chủ yếu liên quan đến công tác quản trị, điều hành của QTD. Đây là những nội dung quan trọng giúp BHTGVN có thể đánh giá mức độ rủi ro của các QTD, qua đó phát hiện được những QTD có nguy cơ rủi ro cao để cảnh báo và kiến nghị các biện pháp khắc phục sai phạm, chấn chỉnh công tác quản trị, điều hành.

Bảng 2.4. Số lượng các QTDND vi phạm an toàn từ 2006-2009

Đơn vị: quỹ

(Nguồn: BHTGVN)

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ rủi ro các QTDND qua kiểm tra từ 2007-2009

ro hoạt động

Những vi phạm của tổ chức tham gia BHTG đặc biệt là QTDND đã được các đoàn kiểm tra chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sai sót và kiến nghị biện pháp chỉnh sửa, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho cán bộ, tư vấn các biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý khách hàng... và được các tổ chức tham gia BHTG tiếp thu chỉnh sửa nghiêm túc và có chuyển biến tích cực. Đến nay, mặc dù vẫn còn một số đơn vị mắc sai sót trong khâu tính và nộp phí BHTG nhưng mức độ sai đã giảm đáng kể và chủ yếu do nguyên nhân khách quan xuất phát từ những thay đổi về quy trình, công nghệ, sản phẩm dịch vụ và phương thức tổ chức quản lý. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Nhà nước và của BHTGVN được chấp hành đầy đủ, chất lượng thông tin báo cáo ngày càng tốt hơn. Việc niêm yết chứng nhận BHTG đã được các tổ chức nhận tiền gửi nhận thức đúng và nhiều đơn vị quảng cáo sản phẩm dịch vụ tiền gửi gắn với thực hiện chính sách BHTG như một công cụ để củng cố lòng tin của người gửi tiền.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 59 - 68)