Nghiệp vụ chi trả bảo hiểm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 72)

Thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền là chức năng cơ bản nhất của một tổ chức BHTG. Trong trường hợp một tổ chức tham gia BHTG bị đóng cửa, tổ chức BHTG thực hiện chi trả cho người gửi tiền số tiền bảo hiểm trong hạn mức chi trả. Việc chi trả cho người gửi tiền một cách nhanh chóng, thuận tiện có thể góp phần nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống BHTG nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

Khi một tổ chức tham gia BHTG bị đóng cửa do không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tổ chức đó phải nộp hồ sơ đề nghị chi trả cho BHTGVN. Theo đó, BHTGVN sẽ thành lập đoàn chi trả trực tiếp chi trả cho người gửi tiền, hoặc ủy quyền cho một tổ chức khác tiến hành chi trả theo quy định của pháp luật. Quy trình và thủ tục chi trả tiền bảo hiểm được quy định rất rõ tại Nghị định 89 và 109 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như được cụ thể hóa tại Quyết định số 87/2001/QĐ-BHTG ngày 28/5/2001 của Tổng giám đốc BHTGVN ban hành Quy định chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền của BHTGVN. BHTGVN cũng đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo qui định về chấm dứt BHTG và chi trả tiền bảo hiểm trong đó hướng tới việc chi trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng đổ vỡ thông qua TCTD lành mạnh, tiến tới không trực tiếp chi trả cho người gửi tiền nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả chi trả.

Trong quá trình chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền, BHTGVN xây dựng phương án phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương. Vì vậy, công tác chi trả được tiến hành nhanh gọn, đúng quy trình, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có TCTD bị đổ vỡ, không gây phản ứng dây chuyền sang các tổ chức và địa bàn khác.

Tính đến 31/12/2009, BHTGVN đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho hơn 1500 người gửi tiền tại 37 Quỹ tín dụng nhân dân với tổng số tiền 18,793 tỉ đồng. Mức chi trả bảo hiểm tối đa đối với một người gửi tiền tại mỗi tổ chức nhận tiền gửi là 30 triệu đồng, và từ 9/2005 tăng lên 50 triệu đồng. Số tiền còn lại sẽ được BHTGVN chi trả trong quá trình thanh lý TCTD.

3 2003 2 67 1.068.14 0 4 ~ 2004 2 124 2.089.49 5 5- 2007 1 16 477.058 6 ~~ 2008 2 69 1.606.50 4 7 ~~ 2009 1 10 372.323 Cộng 37 1.519 18.793.700

thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả. Tổ chức BHTG được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Tổ chức BHTG được quyền tham

gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật;

Tính đến thời điểm hiện nay, BHTGVN đã thực hiện chi trả tiền gửi cho người gửi tiền tại 37 QTDND bị đổ vỡ trên toàn quốc như Hà Nội, thành phố HCM, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Kiên Giang... Điều đó đồng nghĩa với việc BHTGVN đã trở thành chủ nợ của 37 QTDND với số tiền đã chi trả là 18,793 tỷ đồng.

Tổng số tiền BHTGVN thu hồi được lũy kế đến hết năm 2009 là 6,087 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 30% tổng số tiền đã chi trả bảo hiểm.

Biểu 2.3. Kết quả chi trả bảo hiểm và thu hồi nợ của BHTGVN (đến 2009)

(Nguồn: BHTGVN)

Thời gian qua BHTGVN đã cử cán bộ tham gia vào các Hội đồng thanh lý (HĐTL) theo quy định của Pháp luật để tiến hành thanh lý tài sản tại các QTD bị đổ vỡ, tuy nhiên hiệu quả thu hồi nợ thấp do hoạt động của các HĐTL gặp nhiều khó khăn. Thời hạn hoạt động của HĐTL thường kéo dài, nhiều

HĐTL QTDND được gia hạn nhiều lần vượt quá quy định của pháp luật nhưng vẫn chưa chấm dứt được hoạt động thanh lý. Bên cạnh đó, một số HĐTL không gia hạn nhưng vẫn tồn tại dẫn đến kết quả không cao.

Chỉ tính riêng trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang, đến cuối tháng 8/2009, số QTD được BHTGVN chi trả bảo hiểm và tham gia HĐTL là 8 đơn vị. Tiến độ thanh lý tại 8 HĐTL trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang khá trì trệ, một số HĐTL đã gia hạn nhiều lần (13 - 14 lần) nhưng chưa thể kết thúc thanh lý theo quy định của pháp luật do các khoản nợ còn phải thu lớn, bên cạnh đó tại một số HĐTL hiện nay các khoản phải thu từ nợ vay của người dân đã thuộc nợ khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi dẫn đến quá trình thanh lý tiếp tục gặp khó khăn. Hiện nay, chỉ còn 6/8 HĐTL là còn thu hồi được, riêng HĐTL An Hòa gần như không hoạt động nên không thu được khoản nào trong thanh lý.

Không chỉ riêng trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang, hoạt động của HĐTL trên toàn quốc cũng đang gặp khó khăn, hiệu quả thanh lý thấp. Theo thống kê kết quả thu hồi trong thanh lý chỉ đạt gần 35% tổng các khoản phải thu, kết quả thanh toán cho các chủ nợ chỉ đạt khoảng 40% tổng các khoản phải trả, không đạt tiến độ thanh lý theo phương án thanh lý được duyệt. Từ ngày giải thể có một số quỹ mới chỉ thanh toán một phần, thậm chí có một số QTD còn chưa thanh toán đồng nào cho BHTGVN. BHTGVN còn không có khả năng thu hồi ở một số quỹ vì nếu có tận thu hết các khoản nợ còn khả năng thu cũng không trang trải được số tiền bảo hiểm để trả cho dân cư.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦABẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được

Với việc triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, BHTGVN đã từng bước khẳng định được vai trò của mình trong việc bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; góp phần duy trì sự ổn định của các tổ

chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.

- Hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN bước đầu đạt được những kết quả khả quan: i) Hệ thống thông tin báo cáo giữa BHTGVN với các TCTD đã thực sự trở thành 1 kênh thông tin chủ động, hiệu quả cho hoạt động giám sát rủi ro; ii) Quy trình giám sát từ Trụ sở chính tới các Chi nhánh khu vực được triển khai đồng bộ, không chồng chéo đáp ứng các yêu cầu trong quá trình quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo; iii) Chất lượng báo cáo giám sát được cải tiến theo hướng áp dụng các chuẩn mực quốc tế về giám sát rủi ro và bảo hiểm tiền gửi hiệu quả; iv) Hệ thống báo cáo giám sát từ xa của BHTGVN đã trở thành 1 kênh thông tin giám sát có chất lượng đối với các cơ quan quản lý tài chính. Kết quả giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG cũng là cơ sở cho các hoạt động nghiệp vụ như kiểm tra tại chỗ, hỗ trợ tài chính và chi trả của BHTGVN.

- Hoạt động kiểm tra tại chỗ thời gian qua cũng đã góp phần tích cực trong việc củng cố hoạt động của các TCTD. Qua kiểm tra, đã phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các vi phạm đối với các tổ chức tham gia BHTG, giúp các tổ chức này nâng cao ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về BHTG. Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ, đội ngũ cán bộ kiểm tra cũng đã thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền, quảng bá chính sách BHTG, xây dựng và tăng cường các mối quan hệ giữa BHTGVN và các tổ chức tham gia BHTG; giúp các đơn vị hiểu rõ hơn về mục tiêu hoạt động, về chức năng, nhiệm vụ, về vai trò, vị trí của BHTGVN và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của NHTM trong việc thực hiện chính sách BHTG; mậc khác cũng giúp BHTGVN hiểu hơn về những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong hội nhập và hiện đại hoá, trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của

BHTGVN để từ đó có sự điều chỉnh thích hợp về quy trình nghiệp vụ và tổ chức quản lý, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của BHTGVN.

- Sự hỗ trợ kịp thời của BHTGVN có tác dụng tích cực, giúp trấn an dư luận, nhờ đó nguy cơ khó khăn về khả năng chi trả của QTD được giải tỏa hoặc giảm áp lực, tạo điều kiện cho QTD có thể tự chủ động giải quyết khó khăn của mình.

- Hoạt động chi trả kịp thời của BHTGVN đã thực hiện được vai trò của BHTGVN trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền; góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của người dân đối với hệ thống tài chính - ngân hàng, đặc biệt là niềm tin của bà con nông dân đối với hệ thống QTDND cơ sở; nâng cao được nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN trước công chúng và các TCTD; góp phần ổn định chính trị, trật tự xã hội và ngăn ngừa ảnh hưởng rủi ro đổ vỡ dây chuyền trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN cũng không tránh khỏi có những hạn chế.

2.3.2.1. Hạn chế trong công tác giám sát từ xa

- Kết quả giám sát của BHTGVN mới phản ánh được bề nổi tình hình hệ thống tài chính, chưa đi sâu phân tích từng ngân hàng, mới chỉ nêu được những nét khái quát theo nhóm TCTD, nên chưa thể đánh giá chuẩn xác về tình hình tài chính và mức độ rủi ro của TCTD. Hiện tại, chủ yếu thực hiện giám sát tuân thủ đối với một số chỉ tiêu an toàn của NHNN và so sánh mức độ biến động của các chỉ tiêu giữa các kỳ báo cáo, chưa vận dụng mô hình giám sát tiên tiến theo thông lệ quốc tế. Do vậy, kết quả giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu cảnh báo sớm, phòng ngừa rủi ro tới các TCTD; chưa thực hiện được việc xếp loại đối với các tổ chức tham gia BHTG thông qua kết quả giám

sát; giám sát từ xa của BHTGVN hiện nay được thực hiện theo định kỳ quý, nên chưa đảm bảo tính kịp thời.

- Ngoài ra, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN cũng gặp phải không ít khó khăn, đó là: i) hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động BHTG nói chung, hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN còn chưa đồng bộ và chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; ii) chưa có cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giám sát giữa các cơ quan giám sát như Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính và BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG; iii) tính minh bạch thông tin và chất lượng thông tin báo cáo của các TCTD còn thấp; iv) chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá rủi ro và hoạt động của TCTD; v) năng lực cán bộ làm công tác giám sát từ xa còn có những hạn chế nhất định. Đây là những thử thách không nhỏ đối với BHTGVN trong quá trình hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG.

2.3.2.2. Hạn chế trong công tác kiểm tra tại chỗ

- Cơ chế nghiệp vụ còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi của các quy định theo pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Việc triển khai các quy định về đảm bảo an toàn, quản lý rủi ro, thông tin báo cáo của các TCTD còn nhiều vướng mắc. Quy chế, quy trình nghiệp vụ và công nghệ phục vụ kiểm tra an toàn còn đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng.

- Đối với nhóm khách hàng là QTDND cơ sở, BHTGVN đã tiến hành kiểm tra toàn diện từ khi bắt đầu triển khai hoạt động kiểm tra tại chỗ, tuy nhiên việc kiểm tra an toàn chủ yếu tập trung vào kiểm tra tuân thủ, việc phân tích, đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động còn hạn chế. Còn đối với nhóm khách hàng là NHTM và TCTD phi ngân hàng, BHTGVN mới chỉ thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về BHTG, nên chưa phát huy được hết vai trò của BHTGVN trong việc góp phần đảm bảo an toàn hoạt

động ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu như hiện nay.

- Với chức năng kiểm tra tổ chức tham gia BHTG trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG và an toàn trong hoạt động ngân hàng, nhưng công cụ duy nhất để BHTGVN có thể tác động đến các tổ chức tham gia BHTG là phạt tiền đối với số phí chậm nộp, không được thực hiện xử phạt đối với vi phạm về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là những vi phạm liên quan đến việc thực hiện chế độ BHTG như niêm yết chứng nhận BHTG, chế độ thông tin báo cáo,... cũng không được xử phạt mà chỉ được nhắc nhở và kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt, do đó đã phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu lực của công tác kiểm tra.

- Kỹ năng kiểm tra, phân tích đánh giá chuyên sâu về hoạt động của TCTD được kiểm tra, đặc biệt là đánh giá mức độ rủi ro còn hạn chế, do trình độ cán bộ làm công tác kiểm tra đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với yêu cầu hiện nay vẫn còn bất cập và quá trình kiểm tra vẫn còn mang dáng dấp “lao động thủ công”, chưa có phần mềm phục vụ cho việc phân tích, tổng hợp số liệu kiểm tra.

2.3.2.3. Hạn chế trong công tác hỗ trợ tài chính

- Hai Quy chế cho vay và Bảo lãnh đã được nghiên cứu, xây dựng theo khung pháp lý hiện hành từ năm 2006 nhưng đến nay chưa thể trình ban hành do khung pháp lý cho hoạt động BHTG mới chỉ dừng lại ở cấp Nghị định, các văn bản pháp luật về BHTG còn thiếu nhất quán, chưa đồng bộ.

- BHTGVN mới thực hiện thí điểm hỗ trợ đối với các tổ chức tham gia BHTG là QTD dưới hình thức cho vay, chưa thực hiện hỗ trợ đối với các đối tượng khách hàng khác, cũng như chưa đa dạng các loại hình hỗ trợ. Hơn nữa các điều kiện để QTDND cơ sở được nhận hỗ trợ khá chặt chẽ nên số lượng các quỹ được nhận hỗ trợ còn hạn chế. Do đó, việc thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ

thời gian qua là chưa thực sự hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của tổ chức tham gia BHTG.

2.3.2.4. Hạn chế trong công tác chi trả, xử lý nợ và thanh lý tài sản

- Hình thức chi trả tiền gửi được bảo hiểm là tiến hành chi trả trực tiếp cho người gửi tiền nên chi phí cao, thời gian kéo dài.

- Hiệu quả thu hồi nợ của BHTGVN không cao do công tác thanh lý tài sản các TCTD bị giải thể, phá sản gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hoạt động của hội đồng thanh lý. Ngoài ra, BHTGVN có quyền tham gia vào các hội đồng thanh lý này nhưng cũng rất hạn chế. Hiện tại, thu hồi nợ trong quá trình thanh lý của BHTGVN đơn thuần là thực hiện các biện pháp đôn đốc tận thu trong điều kiện có thể, do hành lang pháp lý về nghiệp vụ này ở nước ta còn nhiều bất cập.

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Cơ sở hạ tầng pháp lý còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với nhiệm vụ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w