Giám sát từ xa là một công cụ quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro, cảnh báo sớm đối với tổ chức tham gia BHTG, với mục tiêu xác định những rủi ro tiềm ẩn của tổ chức tham gia BHTG, từ đó đề xuất biện pháp giúp họ khắc phục, phòng ngừa. Hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN chính thức đi vào hoạt động sau khi thành lập phòng giám sát từ xa (tháng 5/2002) với các nội dung: kiểm soát hồ sơ pháp lý tham gia BHTG; giám sát thực trạng hoạt động của tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở thông tin, báo cáo do tổ chức đó cung cấp, các nguồn thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ; đánh giá theo định kỳ hàng quý với tất cả các tổ chức tham gia BHTG; giám sát việc chấp hành các quy định về BHTG cũng như việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; cảnh báo, kiến nghị các rủi ro và những sai phạm, yếu kém cần khắc phục đối với tổ chức tham gia BHTG nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.
Quy chế về giám sát từ xa được triển khai theo quyết định số 217 của Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN ngày 19/8/2003 và thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 341 ngày 25/6/2004 của Tổng giám đốc BHTGVN. Theo các văn bản nghiệp vụ này, hoạt động giám sát được triển khai có hệ thống và phối hợp chặt chẽ giữa các chi nhánh BHTG khu vực. Các chỉ tiêu giám sát của BHTGVN được xây dựng trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá chung của NHNN về hoạt động của tổ chức tín dụng. Trên cơ sở nguồn thông tin báo cáo khai thác từ Cục Công nghệ tin học ngân hàng và các báo cáo của tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN đã áp dụng kỹ thuật tổng hợp, phân tích, đánh giá sự tuân thủ pháp luật cũng như những thay đổi trong điều kiện hoạt động của tổ chức tham gia BHTG.
Cùng với sự thay đổi các chính sách, quy chế của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống tài chính, BHTGVN cũng ban hành các quy trình như Quy trình số 300-A, Quy trình số 610 trong năm 2006 để thay đổi cách thức giám sát, hệ thống chỉ tiêu giám sát và sự phối hợp giám sát giữa trụ sở chính và chi nhánh BHTG khu vực được tốt hơn. BHTGVN cũng đã xây dựng được các văn bản quy định về cung cấp thông tin đối với từng loại hình tổ chức tham gia BHTG (Quyết định số 190, 191, 192); hoàn thành dự thảo quy chế giám sát từ xa đối với từng loại hình tổ chức tham gia BHTG (NHTM, QTDND và tổ chức tín dụng phi ngân hàng); nghiên cứu, ứng dụng một số mô hình phân tích tài chính, giám sát rủi ro trong hoạt động giám sát từ xa. Những thay đổi trên đã góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa của BHTGVN.
Từ năm 2006, BHTGVN đã có cơ chế phân cấp quản lý tới các Chi nhánh tạo nên sự thống nhất trong toàn hệ thống, việc nhận định tình hình và phân tích, đánh giá đảm bảo chính xác và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đối tượng giám sát của BHTGVN (gồm giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ) được
tách biệt cụ thể hơn thành 2 nhóm: i) nhóm các Ngân hàng thương mại và ii) nhóm các TCTD phi NH và hệ thống QTDND.
Phần mềm quản lý thông tin đầu vào và phần mềm giám sát đã hỗ trợ tích cực và bước đầu có hiệu quả cho công tác giám sát, đảm bảo được việc tổng hợp số liệu một cách chính xác, giảm thiểu việc nhặt số liệu thủ công trong thời gian đầu thực hiện giám sát.
Hiện tại, hệ thống giám sát từ xa của BHTGVN được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu giám sát theo tiêu chuẩn mô hình CAMELS kết hợp với thực tế tại Việt Nam. Việc giám sát định kỳ được thực hiện theo hướng: đánh giá tình hình hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng theo nhóm các ngân hàng tương đồng (phân nhóm dựa trên loại hình sở hữu hoặc theo 2 tiêu chí gồm vốn tự có và nội dung hoạt động); đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng trong nhóm ngân hàng (trên cơ sở phân tích và đánh giá theo các tiêu chí giám sát an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế: (i) khả năng về vốn, (ii) chất lượng tài sản có, (iii) khả năng sinh lời, (iv) khả năng thanh khoản và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng); đánh giá tình hình hoạt động của từng ngân hàng (bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn tại thời điểm hiện tại; đánh giá tình trạng vi phạm chế độ báo cáo và các quy định về pháp luật). Trong khi đó, việc giám sát theo yêu cầu từng thời điểm được thực hiện tùy theo từng loại thông tin biến động bất lợi để có những phương pháp phân tích phù hợp với từng loại thông tin đó. Bên cạnh đó BHTGVN cũng nghiên cứu, lựa chọn một số chỉ tiêu theo mô hình giám sát PEARLS của Hiệp hội tín dụng quốc tế WOCCU để đưa vào Quy chế giám sát từ xa đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng và QTDND áp dụng cho toàn hệ thống. Có thể khẳng định đây là những chỉ tiêu giám sát quan trọng, khách quan giúp BHTGVN đưa ra các phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng, tình hình hoạt động chung của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như thực trạng hoạt động cụ thể của từng tổ chức tham gia
Năm NHTM NN NHTM CP NHLD CN NHNNg QTD TCTD phi NH Tổng 2002 5 37 4 19 884 6 955 2003 5 34 4 22 890 4 960 2004 5 33 4 23 890 4 959 2005 5 33 4 26 913 6 987 2006 5 33 4 31 944 7 1024 2007 5 34 5 32 991 10 1077 2008 4 37 5 36 1018 11 1111 2009 3 39 5 37 1039 11 --- 1134
BHTG, đồng thời đưa ra đánh giá đối với các đơn vị ở từng mức độ khác nhau: trên trung bình, trung bình và dưới trung bình khi so sánh với mức trung bình của nhóm.
Kết quả giám sát thời gian qua cho thấy những vi phạm về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây rủi ro cho đơn vị thường tập trung vào các vấn đề như chưa thực hiện các quy định về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, nợ xấu gia tăng, chế độ thông tin báo cáo... Từ đó, BHTGVN đã phát hiện được những vi phạm, thiếu sót, tồn tại của các tổ chức tham gia BHTG và có những cảnh báo tới các tổ chức đó để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo công bằng cho các tổ chức tham gia BHTG theo nguyên tắc tổ chức có rủi ro cao sẽ phải nộp mức phí cao tương ứng, BHTGVN đã hoàn thành đề án nghiên cứu “Hệ thống phí BHTG theo mức độ rủi ro” và đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đề án được xây dựng trên cơ sở các thông lệ quốc tế, tham chiếu các quy định của Ngân hàng Nhà nước và tính thử trên số liệu thực tế, góp phần giảm thiểu rủi ro đạo đức, tăng cường ổn định an toàn tài chính, giúp các tổ chức tham gia BHTG sớm áp dụng các tiêu chuẩn an toàn theo thông lệ quốc tế.
Biểu 2.1. Số lượng tổ chức tham gia BHTG từ 2000-2009
(Nguồn: BHTGVN)
11 công ty tài chính, QTDND Trung ương và 1039 QTDND cơ sở), giám sát tình hình nộp phí BHTG; thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi, phát hiện nhiều vi phạm về BHTG và an toàn trong hoạt động ngân hàng, từ đó có cảnh báo tới các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Biểu 2.2. Kết quả thu phí BHTG từ 2000-2009
(Nguồn: BHTGVN)