÷ Bối cảnh của nền kinh tế trong nước
Khi nền kinh tế của một quốc gia ổn định và phát triển sẽ gia tăng các hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tăng lên của chu chuyển hàng hóa và dịch vụ, khi đó các NHTM sẽ phải thúc đẩy các hoạt động của mình trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng để đáp ứng cho các nhu cầu đa dạng của khách hàng về việc chu chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, tỷ giá hay biến động sẽ kích
38
÷ Quan hệ kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc gia này với các quốc gia khác trên thế giới và với các tổ chức quốc tế. Trong đó quan hệ ngoại thương, đầu tư quốc tế, chuyển giao kỹ thuật - công nghệ quốc tế... là những nhân tố thúc đẩy hoạt động ngoại hối phát triển. Chẳng hạn, kim ngạch XNK tăng trưởng, đầu tư ra nước ngoài và đầu tư nước ngoài vào trong nước gia tăng thì nhu cầu về mua bán ngoại tệ, nhu cầu tự bảo vệ trước các rủi ro hối đoái sẽ càng lớn, đồng thời thúc đẩy các hoạt động đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá phát triển. Do đó, quy mô giao dịch các hợp đồng phái sinh có khả năng tăng trưởng mạnh.
÷ Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia
Chính sách quản lý ngoại hối ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường ngoại hối của mỗi quốc gia và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng thu chuyển ngoại hối từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại, có liên quan đến quan hệ ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại. Đồng thời, chính sách quản lý ngoại hối cũng quản lý và kiểm soát sự lưu thông của ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) trong phạm vi quốc gia.
Một chính sách quản lý ngoại hối đúng đắn sẽ góp phần khuyến khích phát triển hoạt động ngoại thương, hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế, ổn định nền tài chính và giá trị tiền tệ quốc gia qua đó thúc đẩy các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát triển. Ngược lại, một chính sách quản lý ngoại hối quá chặt chẽ về lâu dài sẽ cản trở sự phát triển của thị trường ngoại hối.
÷ Chính sách tỷ giá và lãi suất
Một chính sách tỷ giá có hiệu quả phải đảm bảo ổn định tỷ giá dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập
39
khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối quốc gia. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng gắn liền với sự biến động của tỷ giá thị trường, vì vậy chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách tỷ giá của Nhà nước. Chính trong chế độ tỷ giá thả nổi, sự biến động của các đồng tiền dẫn đến các nghiệp vụ phái sinh ra đời và phát triển cả về hình thức và quy mô. Muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng nói chung và phát triển các giao dịch phái sinh nói riêng thì điều cần thiết là phải có một chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ rất mật thiết, luôn tác động qua lại lẫn nhau. Theo thuyết ngang giá lãi suất thì điểm kỳ hạn chính là chênh lệch các mức lãi suất giữa hai đồng tiền, do đó, khi lãi suất thay đổi thì sẽ dẫn tới tỷ giá kỳ hạn thay đổi theo. Điều này ảnh hưởng rõ rệt tới các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của NHTM trên thị trường ngoại hối. Một cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, nhanh nhạy với những thay đổi trên thị trường quốc tế, phù hợp với quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường trong nước thì không chỉ tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng quy mô vốn và cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị của đồng bản tệ mà còn có tác dụng kích thích sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM.