Trạng thái ngoại tệ (Foreign currency position)

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 29)

Có thể khái quát trạng thái ngoại tệ của một loại ngoại tệ là chênh lệch

giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ của ngoại tệ đó bao gồm cả tài khoản ngoại bảng tương ứng.

Chúng ta nhận thấy một điều rằng, mỗi hoạt động mua bán hoặc một loại ngoại tệ này để đổi lấy một loại ngoại tệ khác đều dẫn tới trạng thái về hai loại ngoại tệ đó của ngân hàng. Hành vi mua và bán các ngoại tệ làm phát

Các giao dịch làm phát sinh Trạng thái ngoại tệ trường - LCF

Các giao dịch làm phát sinh Trạng thái ngoại tệ đoản - SFC

18

sinh trạng thái ngoại hối có thể là trạng thái ngoại tệ trường (trạng thái ngoại tệ dương) hoặc trạng thái ngoại tệ đoản (trạng thái ngoại tệ âm).

- Trạng thái ngoại tệ trường (hay trạng thái ngoại tệ dương): Các giao

dịch làm tăng quyền sở hữu về một loại ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng

thái

trường (hay trạng thái dương) ngoại tệ đó (Long the Foreign Currency-

LCF).

LCF được tính cho một thời kỳ nhất định, đó đó nó phản ánh doanh số tăng

quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán.

- Trạng thái ngoại tệ đoản (hay trạng thái ngoại tệ âm): Các giao dịch

làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh trạng thái đoản

(hay

trạng thái âm) ngoại tệ đó (Short the Foreign Currency-SCF). SCF

được tính

cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số giảm quyền sở hữu

ngoại tệ trong kỳ tính toán.

Ngân hàng tham gia thị trường ngoại hối với mục đích chính: cung cấp

các dịch vụ cho khách hàng (tức mua bán ngoại tệ cho khách hàng) và thực hiện kinh doanh ngoại tệ cho chính mình (nghiệp vụ tự doanh). Điều này sẽ

tạo ra trạng thái mở về ngoại hối (open position) cho mỗi ngân hàng và các

ngân hàng sẽ phải đối phó khi rủi ro tỷ giá thực sự xảy ra. Vì lẽ đó, lý thuyết cũng như thực tiễn, trạng thái ngoại hối có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong việc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w